THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI HIỆN NAY VÀ CHIA SẺ KINH NGHIỆM KỸ NĂNG TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (Phần 1)
Cập nhật : 15:40 - 27/12/2021


I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦAQUỐC HỘI TRONG NHIỆM KỲ VỪA QUA

1.Hoạt động xem xét báo cáo của các cơ quan Nhà nước

-Trong nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội đã xem xét 308 báo cáo của các cơ quan Nhànước ở Trung ương; trong đó có 75 báo cáo trình Quốc hội xem xét (bình quân mỗikỳ họp là 7,5 báo cáo); 233 báo cáo gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu (bình quânmỗi kỳ họp mỗi đại biểu nhận được 23 báo cáo để nghiên cứu). Riêng kỳ họp thứ11 không có các báo cáo liên quan đến giám sát.

-Kỳ họp có nhiều báo cáo trình Quốc hội nhất: Kỳ họp thứ 6 với 18 báo cáo. Kỳ họpcó ít báo cáo trình Quốc hội nhất: Kỳ họp thứ nhất (02 báo cáo); kỳ họp thứ 3(02 báo cáo); kỳ họp thứ 5 (02 báo cáo); kỳ họp thứ 7 (02 báo cáo) kỳ họp thứ 9(02 báo cáo).

-Kỳ họp có nhiều báo cáo gửi đại biểu nghiên cứu nhất: Kỳ họp thứ tư (38 báocáo); kỳ họp thứ 6 (38 báo cáo); Kỳ họp có ít báo cáo gửi đại biểu nghiên cứunhất: Kỳ họp thứ nhất (06 báo cáo).

Mộtsố điểm nổi bật:

-Đại biểu được cung cấp nhiều tài liệu hơn; nội dung phong phú hơn các khóatrước.

-Thời gian đại biểu nhận được tài liệu về cơ bản sớm hơn trước, giúp đại biểu cóthời gian để nghiên cứu chuẩn bị tham gia các phiên thảo luận về kinh tế - xãhội và thực hiện quyền chất vấn.

-Hoạt động xem xét các báo cáo đã giúp cho đại biểu có nhiều thông tin trong quátrình thảo luận về kinh tế - xã hội; thực hiện chất vấn và thảo luận thông qualuật, nghị quyết của Quốc hội.

-Phát biểu của đại biểu Quốc hội giúp các cơ quan nhà nước kịp thời chấn chỉnh,khắc phục những thiếu sót, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực thi chínhsách, pháp luật.

2.Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Trongnhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội đã thực hiện hoạt động chất vấn:

-Chất vấn bằng văn bản: Có 456 lượt đại biểu gửi chất vấn bằng văn bản với 1.110phiếu chất vấn.

-Chất vấn tại hội trường: Có 1.773 lượt đại biểu chấn vấn (Riêng 03 kỳ họp, thứnhất, thứ 9 và thứ 11 Quốc hội không tổ chức chất vấn tại hội trường).

-Số lượt thành viên Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện Kiểm sát nhân dân tối cao bị chất vấn: 

+Chất vấn bằng văn bản: 214 lượt;

+Chất vấn tại hội trường: 95 lượt.

Mộtsố điểm nổi bật:

-Về hình thức:

+Tăng số ngày chất vấn hơn so với trước (để chất vấn được nhiều người hơn, nhiềunội dung hơn):

+Giảm thời gian đại biểu nêu câu chất vấn hơn so với trước (để nhiều đại biểuđược thực hiện quyền chất vấn hơn);

+Nhiều thành viên Chính phủ tham gia trả lời, giải trình hơn các vấn đề đại biểuchất vấn;

+Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chất vấn.

-Về nội dung:

+Hầu hết tất cả các nội dung trong hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ;hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân đều được các đại biểuQuốc hội nêu ra tại các phiên chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội hoặc trongcác phiếu chất vấn gửi đến các đối tượng bị chất vấn;

+Chính phủ quan tâm và có trách nhiệm hơn trong hoạt động chất vấn bằng việcphân công các Phó Thủ tướng, bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn và giải trìnhnhững vấn đề đại biểu quan tâm giúp cho đại biểu và cử tri hiểu rõ hơn quátrình quản lý, điều hành của nhà nước kể cả những thành tựu cũng như những hạnchế, khuyết điểm.

3.Giám sát chuyên đề của Quốc hội

Trongnhiệm kỳ, Quốc hội tổ chức được 7 chuyên đề giám sát (mỗi kỳ họp họp giám sátmột chuyên đề). Riêng các kỳ họp thứ nhất, thứ 6, thứ 10 và thứ 11 không tổchức giám sát chuyên đề.

Cácchuyên đề giám sát được Quốc hội lựa chọn trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Thườngvụ Quốc hội sau khi tổng hợp ý kiến đề xuất của các cơ quan, tổ chức, các đoànđại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Cácchuyên đề giám sát hầu như bao quát hầu hết các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xãhội đất nước:

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 –2016.

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhànước giai đoạn 2011 – 2016.

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nướctại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011- 2016.

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tạiđô thị từ khi có Luật Đất đai năm 2013

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

   Kết thúc mỗi giám sát chuyên đề, Quốc hội đềuban hành nghị quyết để các cơ quan, tổ chức hữu quan có cơ sở để thực hiện vàQuốc hội có cơ sở để giám sát việc thực hiện đó.

Mộtsố điểm nổi bật:

-Lĩnh vực giám sát rộng hơn trước (hầu như bao quát toàn bộ các hoạt động kinhtế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đời sống nhân dân, các đối tượng yếu thếtrong xã hội…; nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm);

-Có sự phối hợp rất đồng bộ giữa hoạt động của đoàn giám sát tối cao với giámsát của các Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương.

-Hình thức báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp Quốc hội có nhiều cải tiến.

4.Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn

Đượcthực hiện một lần vào năm 2018 (kỳ họp thứ 6) đối với 48 người giữ các chức vụdo Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Mộtsố điểm nổi bật:

-Báo cáo tự kiểm điểm, đánh giá của người được lấy phiếu tín nhiệm được chuẩn bịkỹ hơn; thời gian gửi cho đại biểu cũng sớm hơn.

-Đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến độc lập, có lý, có tình.

5.Hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc,các đoàn đại biểu Quốc hội và cá nhân đại biểu Quốc hội

Mộtsố nhận xét, đánh giá về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội:

Thứnhất, việc xem xét các báo cáo tiếp tục là căn cứ quan trọng để Quốc hội đánhgiá hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước và những người giữchức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Thứhai, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn được không ngừng đổi mới, hoànthiện theo hướng “hỏi nhanh, đáp gọn”, là một hình thức kiểm soát quyền lực nhànước có hiệu quả. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều thích ứng nhanh với nhữngđổi mới của hoạt động chất vấn, từ đó có sự chuẩn bị tốt, thực hiện việc chấtvấn đúng người, đúng việc, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cácphiên chất vấn. Dẫn chứng là ngay kỳ họp thứ 2, trong phiên chất vấn đầu tiêncủa Quốc hội khóa XIV mà đã có tới 200 đại biểu thực hiện chất vấn tại hộitrường và còn nhiều đại biểu chưa được chất vấn do hết thời gian. Đây là điềuchưa từng có trong các khóa Quốc hội gần đây.

Thứba, hoạt động giám sát chuyên đề được thực hiện có hiệu quả, tạo hiệu ứng tíchcực trong xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Quốc hội.

Thứtư, việc lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩnđược tiến hành dân chủ. Những người được lấy phiếu tín nhiệm đều có ý thức caotrong việc làm và gửi các báo cáo tự đánh giá, kiểm điểm cá nhân để đại biểuQuốc hội có cơ sở nghiên cứu kỹ càng trước khi thực hiện việc ghi phiếu đánhgiá tín nhiệm.

Thứnăm, hoạt động hậu giám sát được quan tâm hơn, tăng cường hơn, thể hiện tháiđộ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng đối với các vấn đềquan trọng của đất nước.

(Còntiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK