HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 7 – SỐ 2
Cập nhật : 15:39 - 27/12/2021


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của Thanhniên với Tổ quốc, với Nhà nước và xã hội, với gia đình và với bản thân?

Trả lời:

Căn cứ Điều 12, điều 13, điều 14, điều 15 Luật Thanh niên 2020, tráchnhiệm của thanh niên được quy định như sau:

Trách nhiệmđối với Tổ quốc

Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nướccủa dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữvững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhậncông việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.

Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gâyphương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trách nhiệmđối với Nhà nước và xã hội

Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật vàthực hiện nghĩa vụ công dân

Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội,quốc phòng, an ninh quốc gia.

Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quátrình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhândân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạoviệc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng,xã hội.

Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáodục và bảo vệ trẻ em.

Trách nhiệmđối với gia đình

Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và pháthuy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹvà tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con emtrong gia đình.

Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóabỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

Trách nhiệmđối với bản thân

Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống vănhóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật;phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiếnthức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thựctiễn.

Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựachọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật laođộng và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suấtlao động.

Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sứckhỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹnăng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật;không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gâynghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ khônggian mạng.

Tích cực tham gia các hoạt động, phong tràovăn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóadân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy địnhnhư thế nào về trách nhiệm của các tổ chức thanh niên?

Trả lời:

Căn cứ Điều 27, điều28, điều 29, điều 30 Luật Thanh niên 2020, trách nhiệm của tổ chức thanh niênđược quy định như sau:

Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam vàcác tổ chức khác của thanh niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật.

Tổ chức thanh niên có vai trò đoàn kết, tậphợp thanh niên, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đángcủa thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc.

Tổ chức thanh niên có trách nhiệm nghiên cứunhu cầu, nguyện vọng của thanh niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩmquyền; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liênquan trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên; tổ chức cho thanh niên tham gia phong trào vì lợi ích của cộngđồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổchức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phongtrào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếuniên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cótrách nhiệm giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanhniên theo quy định của pháp luật; tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị củathanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cótrách nhiệm tham gia, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan trong quátrình xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối vớithanh niên.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thựchiện các hoạt động đối ngoại thanh niên.

Đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên ViệtNam

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổchức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoànkết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

- Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức xã hộicủa sinh viên Việt Nam nhằm đoàn kết, tập hợp sinh viên Việt Nam cùng phấn đấuhọc tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước.

- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinhviên Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtham gia giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niêntheo quy định của pháp luật.

 

Các chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên nhằm:

- Tạo điều kiện để tổ chức thanh niên thamgia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

- Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niênthực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niênhuy động thanh niên thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hộivà các chương trình, dự án khác.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước cótrách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạtđộng giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng và thực hiện chính sách,pháp luật đối với thanh niên.

 

Tham khảo:

Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khóaXIV thông qua ngày 16/06/2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK