QUỐC HỘI VỚI QUẢN TRỊ QUỐC GIA VÌ HẠNH PHÚC NHÂN DÂN
Cập nhật : 15:39 - 27/12/2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Dòng chữ khá thân thuộc với người dân Việt Nam, đặcbiệt là với cán bộ, công chức. Không một văn bản của cơ quan nhà nước nào thiếudòng chữ này, người dân khi tham gia vào các hoạt động mang tính pháp lý, liênquan tới nhà nước đều viết dòng này trân trọng lên trên cùng của văn bản. 

Một câu hỏi đặt ra, đó là: HẠNH PHÚC là gì và quảntrị nhà nước thế nào để đạt được HẠNH PHÚC.

Không ít người trong chúng ta tự hào vì:

- “Theo bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc (HPI - HappyPlanet Index) do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation(NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh công bố mới đây, Việt Nam đã vượt quaBhutan để trở thành nước có chỉ số hạnh phúc thứ 5 thế giới và số 2 châu Á TháiBình Dương”[1];

- “Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 (WorldHappinesss Report) của Liên Hợp Quốc, Việt Nam tăng thăng hạng từ thứ 83 lên79”[2].

Mỗi chỉ số được xây dựng dựa trên mục tiêu khácnhau, do vậy, có thước đo khác nhau về Hạnh phúc. Quan điểm cá nhân của tôi chorằng suy cho cùng, chỉ số hạnh phúc của Nhân dân là niềm tin của Nhân dân vàocon đường mà Nhà nước đã – đang và sẽ đi. 

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảnglần đầu đề cập tới 2 khái niệm: Hạnh phúc nhân dân và Quản trị quốc gia. Cũngnhư khái niệm về “hạnh phúc nhân dân”, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về Quảntrị quốc gia. Qua nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học, nhà quản lý,tôi xin bàn về quản trị quốc gia trên cơ sở thừa nhận quan điểm của PGS, TS. PhạmVăn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đăng trên tạp chí Cộng sản[3],với 6 đặc trưng: 

- Thứ nhất, tính pháp quyền trong thực hiện quyền lựccông;

- Thứ hai, tính minh bạch. Trong ban hành, thực thichính sách và các quyết định hành chính;

- Thứ ba, trách nhiệm giải trình. Các cơ quan côngquyền khi ban hành chính sách phải có trách nhiệm giải trình về mục đích banhành, tác động xã hội của chính sách; đồng thời, phải chịu trách nhiệm về hậuquả của chính sách theo đúng thẩm quyền;

- Thứ tư, sự tham gia của người dân vào quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách;

- Thứ năm, công bằng và không loại trừ. Đây là đặcđiểm mang tính tiến bộ, tích cực của chế độ xã hội, khi mà lợi ích của mọi ngườidân, các nhóm xã hội được cân bằng và coi trọng như nhau trong quá trình banhành và thực thi chính sách;

- Thứ sáu, nhanh nhạy, phản ứng tương thích, kịp thời.Các cơ quan công quyền phải phát hiện nhanh, sớm các vấn đề phát sinh và có phảnứng kịp thời, phù hợp.

Nhìn 6 đặc trưng này, ta luôn thấy bóng dáng của Quốchội trong xây dựng, ban hành Luật, hoạch định chính sách, quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước. Trong bài viết này, tôi đề cập tới việc thực hiện 3 chứcnăng của Quốc hội để giúp quản trị quốc gia có hiệu quả, đó là: Chức năng lậppháp; Chức năng giám sát (kiểm soát quyền lực); Chức năng đại diện. 

1. Về chức nănglập pháp

Lập pháp tốt là tạo ra hành lang tốt để quản trị quốcgia hoạt động. Từ năm 1986 – gắn với công cuộc đổi mới của Đảng – trở về trước,Quốc hội ban hành rất ít luật, có nhiệm kỳ Quốc hội chỉ ban hành 1-3 luật. Bắtđầu từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII (1987-1992), Quốc hội đổi mới căn bản về banhành luật, với 80100 luật, pháp lệnh mỗi nhiệm kỳ (gồm cả Luật ban hành mới vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều). 

Trong 20 năm đầu (1987-2007), chúng ta phải ban hànhrất nhanh và rất nhiều luật để đáp ứng quy định hội nhập quốc tế, điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội phát sinh rất nhiều khi chuyển sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong 15 năm gần đây, khi nền kinh tế dần đivào ổn định, các quan hệ xã hội cần điều chỉnh không có thay đổi căn bản, chúngta chưa có một định hướng rõ ràng về xây dựng luật để đảm bảo tính ổn định củacác Luật. Ví dụ như Luật Tổ chức Quốc hội, chúng ta đã ban hành Luật trong cácnăm 1960, 1980, 1992, 2007, 2014. Đời sống của Luật không dài, khoảng 10-15năm. 

Để quản trị quốc gia tốt, cần một hệ thống pháp luậthoàn chỉnh, ổn định, có như vậy, cán bộ, công chức và nhân dân mới thực hiện đượcpháp luật. Hầu hết các Luật do Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua; dovậy cần đổi mới từ quy trình soạn thảo luật.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật, thời gian từ khi Chính phủ đề xuất cần ban hành mới, sửa đổi bổ sungLuật đến bước Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật hàng năm, Chính phủsoạn thảo, Quốc hội thông qua tại 1 hoặc 2 kỳ họp, quy trình này quá dài. Bên cạnhviệc cần có thời gian nghiên cứu kỹ để xây dựng luật thì ở chiều ngược lại, việcchậm ban hành sẽ làm luật đi sau quan hệ xã hội, không kịp điều chỉnh quan hệxã hội phát sinh. Điều này cũng còn có nguyên nhân là khi Quốc hội đưa vàochương trình xây dựng luật thì Chính phủ mới có tiền để dự thảo luật, thời gianthông qua luật dài nhưng thời gian để Chính phủ nghiên cứu, soạn thảo lại ngắn.

Pháp luật là thể chế đường lối, chính sách của Đảng,là công cụ quan trọng trong điều hành xã hội, nhưng quy trình, chất lượng xây dựngpháp luật còn nhiều vấn đề phải bàn.

Trong tổng thể định hướng xây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ  nghĩa Việt Nam, cần đặt ra mụctiêu giai đoạn 2030 (Quốc hội khóa XV và khóa XVI) phải ban hành mới, sửa đổicăn bản các Luật để tạo sự ổn định, đời sống lâu dài các luật. Định hướng tớinăm 2045, Quốc hội tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật để hoàn thiện,kịp thời điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh. 

2. Về chức năngkiểm soát quyền lực

Kiểm soát quyền lực tốt là phương thức để quản trịquốc gia chạy trong hành lang pháp lý. Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đặt ranguyên tắc kiểm soát quyền lực. Thực hiện tốt kiểm soát quyền lực – mà chủ yếulà kiểm soát quyền hành pháp – sẽ tạo ra sự minh bạch trong quản trị quốc gia.Hiến pháp nói kiểm soát quyền lực giữa 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp,nhưng từ nguyên lý tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội bầu ra Chính phủ, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, cho thấy rằng thựcchất chỉ có giám sát của Quốc hội (quyền lập pháp) với Chính phủ (quyền hànhpháp) và Tòa án nhân dân tối cao (quyền tư pháp).

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồngnhân dân quá ôm đồm, bên cạnh đối tượng giám sát chính của Quốc hội là Chính phủvà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì luật còn quy định “Khi xét thấy cần thiết,Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tiếnhành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”[4].Giám sát là một hình thức quan trọng kiểm soát quyền lực, nhưng dường như trongnhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, thực hiện Hiến pháp 2013, Quốc hội chưa tập trungvào giám sát cơ quan hành pháp và tư pháp. Ví dụ như hoạt động giám sát việcban hành văn bản quy phạm pháp luật tiến hành không thường xuyên, chất lượngcòn thấp. 

Cơ chế để kiểm soát quyền lực chưa thực sự đổi mới.Lấy ví dụ như việc bỏ phiếu tín nhiệm, trong thời gian dài vừa qua, Quốc hộichưa một lần bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng, thành viên Chính phủ, do công táccán bộ gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, Quốc hội phải ban hành nghịquyết về việc lấy phiếu tín nhiệm người do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Thực tế, xảyra là Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm cá nhân nhưng trách nhiệm là của tập thể. Hộiđồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết địnhtheo đa số[5].Chủnhiệm Ủy ban của Quốc hội không có quyền quyết định cá nhân như Bộ trưởng,thành viên Chính phủ. Do vậy trong thực tế 3 lần lấy phiếu tín nhiệm, Chủ nhiệmcác Ủy ban của Quốc hội đều có phiếu tín nhiệm đạt mức cao, ít phiếu tín nhiệmthấp. Kiểm soát quyền lực chính là yếu tố quan trọng để tạo ra sự minh bạchtrong quản lý, giúp đánh giá tính hiệu quả của hoạt động quản lý.

3. Về chức năngđại diện

Thực hiện tốt chức năng đại diện của Nhân dân chínhlà điều kiện để quản trị quốc gia làm tốt mục tiêu phục vụ nhân dân. Quốc hộilà do dân lập ra, dân ủy quyền để thay mặt Nhân dân, đại diện Nhân dân thực hiệnquyền lực. Do vậy, Quốc hội, đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng đại diệnchính là đưa ý chí, tiếng nói, nguyện vọng của người dân vào hoạt động của bộmáy nhà nước, vào pháp luật.

Dường như có thực trạng là đang hành chính hóa cơquan của Quốc hội, công chức hóa đại biểu Quốc hội chuyên trách, làm giảm tínhđại diện của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan củaQuốc hội ít có thời gian gắn bó với cử tri nơi bầu ra mình. Cơ chế bầu cử chưalàm cho đại biểu gắn bó với cử tri, chỉ khoảng 1 tháng trước ngày bầu cử, đạibiểu Quốc hội ở trung ương mới biết mình sẽ về tỉnh, thành phố nào ứng cử, vàcó khoảng 20 ngày để tiến hành vận động bầu cử. Với 2 hình thức vận động bầu cửqua phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và qua các hội nghị do Mặt trậnTổ quốc tổ chức thì chương trình hành động của ứng cử viên đại biểu Quốc hộikhông tới được đa số cử tri. 

Quốc hội sẽ thúc đẩy quản trị quốc gia hiệu quả khivới vai trò cơ quan đại diện Nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,thường xuyên “đánh giá” hoạt động điều hành của Chính phủ, cơ chế hữu hiệu để bắtbuộc Chính phủ trở nên công khai, minh bạch với nhân dân trong hoạt động điềuhành. Thực tiễn cho thấy sự phản ứng của Quốc hội với biến động của xã hội hiệnnay chậm, đó là do phương thức hoạt động của Quốc hội. Quốc hội họp xuân thu nhịkỳ, thời gian giữa hai kỳ họp là khoảng 4 tháng, tạo ra độ trễ trong hoạt độngcủa Quốc hội. Hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội chưa thườngxuyên do đa số thành viên là kiêm nhiệm, trong khi nguyên tắc hoạt động của cơquan này là tập thể, quyết định theo đa số. Ví dụ như tình hình Covid-19 xảy ratại các tỉnh phía nam vừa rồi, hoặc đơn giản như sử dụng công nghệ thông tintrong phòng chống dịch bệnh khi có quá nhiều web, app, phần mềm (của quốc gia:bluezone, http://tokhaiyte.vn, hệ thống khai báo y tế sức khỏe du lịchVietnamHealth Declaration, VNEID, NCOVI, sổ sức khỏe điện tử… và của các địaphương như vào Huế phải cài phần mềm HueS, thành phố Hồ Chí Minh có app Y tếHCM, thậm chí bệnh viện ung bướu Hà Nội khai trên web  https://khaibaoyte.bvubhn.vn). Trước tìnhhình này, Quốc hội sẽ có phản ứng gì trước việc phân tán nguồn lực, không chiasẻ dữ liệu, gây khó cho người dân dẫn đến làm giảm hiệu quả phòng, chống dịchCovid-19?

Không xây dựng được một Quốc hội hướng tới hoạt độngchuyên nghiệp, một Quốc hội đủ mạnh thì đổi mới về quản trị quốc gia chỉ là đổimới không triệt để, đổi mới không cách mạng, đổi mới không bền vững.

Đổi mới Quốc hội phải theo từng giai đoạn và đồng bộvới đổi mới bộ máy nhà nước. Có thể tạm chia mục tiêu cụ thể theo 3 giai đoạn:

1. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021-2026): tập trungđổi mới phương thức hoạt động, chú trọng hoàn thiện pháp luật, tạo ra hệ thốngpháp luật đầy đủ, toàn diện, đồng bộ, giúp cho hoạt động quản trị quốc gia và sựkiểm soát của người dân, cơ quan dân cử với cơ quan thực thi nhiệm vụ quản trịquốc gia, quản trị địa phương.

2. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI (2026-2030): đổi mới vềtổ chức, tiếp tục nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật, về cơ bản sửa đổi xong các Luật.Tổ chức bộ máy của Quốc hội, chất lượng đại biểu Quốc hội phải được nâng lên đểQuốc hội (theo nghĩa rộng gồm Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốchội) hoạt động thường xuyên hơn, có cơ chế để tác động, kiểm soát, đánh giá hoạtđộng của Chính phủ. 

3. Định hướng tới năm 2045: Xây dựng Quốc hội hướngtới chuyên nghiệp, đổi mới Quốc hội cùng với đổi mới toàn diện bộ máy nhà nước ởtrung ương và địa phương.



[1] HPI được đo bằng ba tiêu chí: mức độ thỏa mãn cuộc sống(life satisfication), tuổi thọ trung bình (life expectancy) và dấu chân sinhthái (ecological footprint). Trong đó, dấu chân sinh thái (EF) là một chỉ sốquan trọng nhất của HPI (https://baoquocte.vn/khong-phai-bhutan-viet-nam-chinh-la-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-chaua-138271.html).

[2] Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là báo cáo thường niên doMạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc thực hiện từ năm2012. Báo cáo này xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa 6 tiêu chí: GDPtrên đầu người, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội và tình trạngtham nhũng (https://vneconomy.vn/vietnam-tang-4-bac-trong-bang-xep-hang-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi.htm).

[3] Phạm Văn Linh,Xây dựng và hoàn thiện nền quản trị quốc gia hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệuquả ở Việt Nam, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/xaydung-va-hoan-thien-nen-quan-tri-quoc-gia-hien-dai-hoat-dong-hieu-luc-hieu-qua-o-viet-nam

[4] Khoản 2 Điều 4 Luật hoạt độnggiám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 

[5] Khoản 1 Điều 68Luật tổ chức Quốc hội

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK