Một số kết quả về công tác phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Chính phủ trong nhiệm kỳ công tác 2016-2021 (Phần 3)
Cập nhật : 15:26 - 27/12/2021


Ở phần 3 của bài viết này sẽđề cập đến những kết quả trong công tác cơ cấu lại nền kinh tế gắn vớiđổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh củanền kinh tế để tạo đà cho tăngtrưởng kinh tế của đất nước.

 

5.Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng caonăng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Chínhphủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kếhoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020[1];trình Quốc hội thông qua 26 Luật và ban hành gần 300 văn bản khác thuộc thẩmquyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nềnkinh tế. Chủ động đề ra các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăngsức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lầnthứ tư[2];tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển các môhình kinh tế mới, phê duyệt và triển khai các đề án thúc đẩy mô hình kinh tếchia sẻ[3],phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam[4]...đểgiảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên[5],xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng. Năng suất laođộng cải thiện rõ nét, đến năm 2020 dự báo tăng gần 1,5 lần so với năm 2015,tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5 %). Mức đóng góp của năng suất cácnhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt45,21%, vượt mục tiêu đặt ra (30 - 35%).

Chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn đầu tư công; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với đẩy nhanh tiến độcác dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Chínhphủ đã trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn2016-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn2017-2020 và định hướng đến năm 2025[6]làm cơ sở cho việc triển khai. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý cho cơ cấu lạiđầu tư công, trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm2018[7];Luật Đầu tư công năm 2019 thay thế Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Đầu tư theophương thức đối tác công từ năm 2020. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giámsát, đánh giá các chương trình, dự án đầu tư công sử dụng vốn nhà nước, gópphần nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động đầu tư công, từng bước khắcphục tình trạng đầu tư dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản[8].Bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, theo hướng đồng bộ, có trọng tâm,trọng điểm, ưu tiên các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hạtầng thiết yếu, cấp bách, có tính kết nối, lan toả, tạo động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội. Nợ đọng xây dựng cơ bản được bố trí đủ vốn hằng năm đểthanh toán theo kế hoạch đầu tư trung hạn, việc ứng trước vốn hoạch hằng nămgiai đoạn 2016-2020 được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, bảo đảm việc ứng trước kếhoạch phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước năm2015. Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, đang triển khai dở dang theo đúngnguyên tắc, tiêu chí bố trí vốn quy định của Nghị quyết của Quốc hội. Việc ứngtrước vốn kế hoạch được quản lý chặt chẽ hơn, chỉ ứng trước trong trường hợpthực sự cần thiết và xác định được khả năng hoàn trả theo kế hoạch trung hạn.Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định nguyêntắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giaiđoạn 2021 - 2025[9];trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một sốđiều Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội[10]nhằm xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, nâng cao tính minh bạch trong phân bổ vốn đầutư công. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên đánh giá, kiểm điểm côngtác giải ngân vốn đầu tư công, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành để đẩynhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công[11].Năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19, Chính phủ đã đổi mới toàn diện côngtác giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước; chủ động đề xuấtQuốc hội cho phép Chính phủ linh hoạt trong việc giao vốn, điều chuyển vốn đầutư công. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 07 đoàn công tác[12]kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó vướng mắc và xử lý phát sinh, đẩy nhanh tiếnthực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (kể cả vốn ODA); yêu cầu Bộ trưởng, Thủtrưởng các cơ quan trực tiếp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và giảingân các dự án đầu tư công trong phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện vướng mắc,đặc biệt là vướng mắc về cơ chế, chính sách để chủ động tháo gỡ theo thẩm quyềnhoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, có biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độthực hiện, kiện quyết không để tình trạng trì trệ trong giải ngân vốn đầu tưcông. Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 ước đạt 82,66% kế hoạch, mức cao nhấttrong nhiệm kỳ này[13].

Đểtạo đà cho tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án kếtcấu hạ tầng giao thông, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội chophép chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang đầu tư công sửdụng toàn bộ vốn NSNN đối với 03 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một sốđoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Nhiều công trình trọngđiểm quốc gia được triển khai như: cao tốc Bắc - Nam đoạn cao tốc Mai Sơn -Quốc lộ 45, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây...; đầu tưxây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành ; xây dựng nhà ga T3 Cảng hàngkhông quốc tế Tân Sơn Nhất, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảnghàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, caotốc Mỹ Thuận-Cần Thơ...Phê duyệt chủ trương một số tuyến đường lớn như ĐồngĐăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệuquả các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, bảo đảm ổnđịnh, an toàn hệ thống.

Tíchcực triển khai hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xửlý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tíndụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020[14].Chỉ đạo xử lý căn bản tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, thao túng, chi phốitrong hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Năng lực tài chính, tính minh bạch,chất lượng quản trị, điều hành của các TCTD từng bước tiệm cận với thông lệquốc tế; chất lượng tín dụng được nâng cao cùng với các biện pháp kiểm soát ,phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh , góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống cácTCTD. Nợ xấu tiếp tục được xử lý, kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì ởmức dưới 3%[15].Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tiếp tục được củng cố[16]và cơ bản hoạt động đúng mục đích, tôn chỉ. Quy mô hệ thống các TCTD tiếp tụctăng. Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt[17]và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công đạt nhiều kếtquả tích cực[18],trong đó thanh toán qua điện thoại di động và Internet phát triển mạnh[19],thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công tiếp tục triển khai rộng rãi.

Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhànước.

Chínhphủ đã ban hành các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 và số 60/2018/QH14 của Quốc hội[20];hoàn thiện khung chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhànước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phê duyệt và triểnkhai Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế,tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020”[21];Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020[22]làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện phương án cơ cấulại từng DNNN và doanh nghiệp (DN) có vốn nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý giaiđoạn 2016 - 2020. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều hội nghị,cuộc họp, trực tiếp làm việc với nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, chỉđạo kịp thời việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật[23]về cổ phần hóa, thoái vốn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, tối đa hóa lợiích của Nhà nước; tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn;trên cơ sở đó, đã thực hiện CPH thành công nhiều tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổngcông ty nhà nước (TCT), nhiều DNNN quy mô lớn[24].Thu từ cổ phần hóa, thoái vốn lũy kể từ năm 2016-2020 đã chuyển về NSNN là221.700 tỷ đồng, đạt 90 % kế hoạch giao theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 củaQuốc hội, gấp hơn ba lần giai đoạn 2011-2015. Số lượng doanh nghiệp nhà nướcđược thu gọn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Hiệu quả hoạt động,năng lực cạnh tranh của một số TĐKT, TCT cơ cấu lại được nâng lên, thể hiện vaitrò chủ đạo trên một số lĩnh vực, tạo nguồn thu lớn cho nhà nước. Tuy gặp nhiềukhó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19, nhưng các DNNN, đặc biệt làcác TĐKT, TCT đã chung tay hỗ trợ công tác phòng, chống dịch và các hoạt độngan sinh xã hội. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII), Chính phủ đãthành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN để tách chức năng quản lý nhà nướcvà chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN; ban hànhNghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy banQuản lý vốn nhà nước tại DN; hoàn thành việc chuyển 19 tập đoàn, tổng công tytừ các bộ về Ủy ban. Quan tâm chỉ đạo xử lý, tháo gỡ vướng mắc các dự án đầu tưcủa các DNNN, trọng tâm là 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thươngtheo cơ chế thị trường, nhà nước không cấp thêm vốn, bảo đảm lợi ích cao nhấtcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và phấn đấu xử lýdứt điểm các dự án này trong nửa đầu năm 2021 và các dự án đầu tư của DNNN doỦy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm đại diện chủ sở hữu.

(Còn tiếp)

 



[1] Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày21/2/2017

[2] Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 04/02/2020

[3] Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày12/8/2019

[4] Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày27/7/2020

[5] Tỉ trọng ngành chế biến, chế tạotăng từ 13,4% năm 2016 lên ước đạt khoảng 16,7% năm 2020, tỉ trọng giá trịxuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăngtừ 52% năm 2016 lên ước hơn 78% năm 2020

[6] Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày12/01/2018

[7] Chính phủ ban hành 15 Nghị định và01 Quyết định hướng dẫn thi hành

[8] Bộ KHĐT quản lý và vận hành Hệ thốngthông tin giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhànước; số dự án khởi công mới giảm mạnh: năm 2016: 997 dự án; năm 2019: 813 dựán

[9] Nghị quyết số 9732020/UBTVQH14 ngày8/7/2020

[10] Quyết định số 26/2020 ngày 14/9/2020

[11] Các Nghị quyết số: 60/NQ-CP ngày8/7/2016; 70/NQ-CP ngày 03/8/2017; 94/NQ CP ngày 29/10/2019; 84/NQ-CP ngày29/5/2020; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/04/2019; Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày21/8/2019; văn bản số 623/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 và 622/TTg-KTTH ngày26/5/2020

[12] Quyết định số 1053/QĐ-TTg ngày ngày17/7/2020

[13] Năm 2016 đạt 80,3%; năm 2017 đạt73,3%, năm 2018 đạt 66,87%, năm 2019 đạt 67,47%

[14] Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày19/7/2017

[15] Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thốngTCTD năm 2016 là 2,46%; năm 2017 là 1,99%; năm 2018 là 1,91%, năm 2019 là 1,63%;tháng 10/2020 là 2,09%

[16] Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019

[17] Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày31/12/2016

[18] Đến tháng 10/2020, tài khoản cá nhântăng 43,5%; tổng thể lưu hành tăng 39,6%; số giao dịch qua POS tăng tương ứng277,36% và 145,49% so với cùng kỳ năm 2016

[19] Đến tháng 10/2020, số lượng qua kênhInternet tăng 276,4%; giá trị thanh toán qua kênh Internet tăng 343%; số giaodịch qua điện thoại di động tăng 1.037%, số tiền tăng 972,5% so với cùng kỳ năm2016

[20] Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày02/10/2017; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/09/2019

[21] Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày25/5/2017

[22] Quyết định số 26/2012/QĐ- TTg ngày15/08/2019

[23] Các Nghị định số: 126/2017/NĐ-CP, 32/2018/NĐ-CP,91/2015/NĐ-CP, 167/2017/NĐ-CP, 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020; Nghị quyết số161/NQ CP ngày 29/10/2020; Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017; các Chỉ thịsố: 01/CT-TTg ngày 05/01/2019, số 04/CT-TTg ngày 02/2/2017

[24] TCT Máy và Thiết bị công nghiệp; TCTMáy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam; TCT Lâm nghiệp Việt Nam; Tập đoàn Caosu Việt Nam; TCT Lương thực miền Nam; TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu côngnghiệp; TCT Đầu tư và phát triển công nghiệp-Becamex

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK