Những mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030
Cập nhật : 10:07 - 23/07/2021


Trêncơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tiếptục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục tiêu bình đẳnggiới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, ngày03/3/2021, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn2021 - 2030 (kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP).

Chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới giai đoạn 2021 - 2030 nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạođiều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

 

06 mục tiêu cụ thể được đề ra trongChiến lược như sau:

1. Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chínhtrị

Chỉtiêu: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhànước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

2. Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinhtế, lao động

-Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm2025 và khoảng 60% vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trongtổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm2030.

-Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vàonăm 2025 và 30% vào năm 2030.

3. Mục tiêu 3: Trong đờisống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

-Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong giađình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm2030 so với nam giới.

-Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình,bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịchvụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạolực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứutrách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

-Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được pháthiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

-Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội cônglập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trêncơ sở giới.

4. Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế

-Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái sinh ra sốngvào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻsinh sống vào năm 2025 và xuống dưới 42/100.000 vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm từ 23 ca sinh/1.000 phụ nữ xuống18/1.000 vào năm 2025 và dưới 18/1.000 vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một cơ sở ytế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, songtính và chuyển giới đạt 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.

5. Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáodục, đào tạo

-Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảngdạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trườngsư phạm từ năm 2025 trở đi.

-Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáodục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoànthành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệthống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

-Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt khôngdưới 50% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độtiến sĩ đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

6. Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thôngtin, truyền thông

-Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếpcận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.

-Chỉ tiêu 2: Từ năm 2025 trở đi 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hànhchính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bìnhđẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới.

-Chỉ tiêu 3. Từ năm 2025 trở đi 100% xã, phường, thị trấn mỗi quý có ít nhất 04tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.

-Chỉ tiêu 4: Duy trì đạt 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở Trung ương vàđịa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới hàngtháng.

Đểthực hiện thành công 06 nhóm mục tiêu nêu trên, trong Chiến lược quốc gia vềbình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030, Chính phủ đề ra các nhiệm vụ, giải phápchủ yếu sau đây:

1.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý củachính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoànthiện thể chế về bình đẳng giới. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầutrong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới.

2.Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giớitrên các lĩnh vực có liên quan. Thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giớitrong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội.

3.Xây dựng và triển khai các Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giớivà phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Truyền thông nâng cao nhậnthức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệthống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lựctrên cơ sở giới; nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tácpháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lýở các cấp hoạch định chính sách.

4.Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nângcao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới. Hàng năm, tổ chứctriển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lựctrên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.

5.Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp; tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện pháp luật về bìnhđẳng giới; xây dựng Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia.

6.Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện các mục tiêu bình đẳnggiới; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, chuyên môn của các nước, tổchức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực bình đẳng giới.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK