THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Phần 2)
Cập nhật : 9:49 - 23/07/2021


Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phảiđối mặt với nhiều loại hình thiên tai, trong đó đặc biệt là lũ lụt, bão, nắngnóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất... Thiêntai xảy ra ở hầu hết các vùng trong lãnh thổ, lãnh hải, ở tất cả các mùa trongnăm. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nềnhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phần 2 của bài viết dướiđây sẽ phân tích những thời cơ trong công tác phòng chống thiên tai giai đoạnhiện nay ở Việt Nam.

 

2.Thời cơ

a) Đổi mới và phát triển của đấtnước

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước,công tác phòng, chống thiên tai được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện.Những chủ trương lớn về phòng, chống thiên tai được đưa vào các văn kiện của Đảng,Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương.

Quá trình phát triển với mục tiêu năm năm tới đạt tốcđộ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5 - 7%/năm, GDPbình quân đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD; tổng vốn đầu tư toàn xãhội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ với một số công trình hiện đại; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,đào tạo; tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ; phát triển bền vững văn hóa,xã hội là cơ hội để công tác phòng, chống thiên tai được đầu tư nhiều hơn gópphần vào quá trình phát triển bền vững của đất nước.

b) Phát triển của khoa học côngnghệ

Khoa học, công nghệ có bước phát triển vượt bậc, toàndiện trên nhiều lĩnh vực góp phần thúc đẩy phát triển của các ngành nói chungtrong đó có lĩnh vực phòng, chống thiên tai nói riêng.

Tiến bộ khoa học công nghệ đã được tăng cường và ứng dụng vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Cơ sở dữ liệu thiên tai quốc gia đã bước đầuđược xây dựng, các công cụ hỗ trợ ra quyết định như vận hành hồ chứa theo thờigian thực, quản lý lũ tổng hợp, ứng dụng công nghệ viễn thám, vệ tinh trong giám sát và ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai… Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trongphòng, chống thiên tai đã đạt được một số kết quả nổi bật: Nghiên cứu công nghệdự báo, cảnh báo lũ, lũ quét, mô hình dự báo hạn hán, ứng dụng công nghệ viễnthám để xây dựng bản bản đồ ngập lụt phục vụ quản lý an toàn hạ du công trình;Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biếnđổi khí hậu, tác động các công trình thượng nguồn phục vụ cho công tác quy hoạchsử dụng tổng hợp nguồn nước, ứng phó với hạn hán và khan hiếm nguồn nước;Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám trong quản lý lòng sông, bãi sông, viphạm, sạt lở bờ sông; Đã đề xuất cơ sở khoa học cho việc quy hoạch chống úngngập cho T.P Hồ Chí Minh được Thủ tướng phê duyệt; Công tác nghiên cứu ứng dụnggiống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, nhất là trong điều kiện thiếu nước, xâm nhập mặn cũng đã đượcnăng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn ứng phó với thiên tai.

 Ngoài racũng đã nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào việc thiết kế, thi công cáccông trình phòng, chống thiên tai, vật liệu mới, hệ thống thông tin liên lạchiện đại, các công trình bảo vệ bờ biển, hệ thống đài trực canh, cảnh báo bão,lũ, báo tin động đất, cảnh báo sóng thần.

Công nghệ quan trắc từ xa, viễn thám, vệ tinh, tự độnghóa giúp hoàn thiện trạm quan trắc theo tiêu chuẩn, nhất là khu vực thượng nguồnxa khu dân cư, nâng cao năng lực đo đạc nhanh, chính xác địa hình, lòng dẫn,tăng khả năng giám sát rừng, thảm phủ, ngập lụt, trượt lở đất đá, sạt lở bờsông, bờ biển …

Công nghệ mô hình toán, mô hình vật lý, các phươngpháp tính, thông kê hiện đại giúp diễn toán, phân tích các bài toán quy hoạch tổngthể cả vùng rộng lớn theo 2, 3 chiều, đảm bảo độ chính xác cao, tốc độ tínhtoán nhanh, lường trước nhiều kịch bản bất lợi có thể xảy ra…

Công nghệ thông tin hiện đại phát triển mạnh mẽ giúp kếtnối, đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống thiên tai, kết nối thôngsuốt với khu vực miền núi, hải đảo, tầu thuyền trên biển, với các hình thức trựcquan kết hợp thoại, gửi dữ liệu, truyền hình ảnh, video...

Công nghệ vật liệu mới, thi công, xây dựng công trìnhgiúp thi công nhanh, đảm bảo chất lượng, thi công ở các điều kiện địa hình, địachất phức tạp, xử lý các sự cố công trình nghiêm trọng.

c) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcphòng, chống thiên tai

Việt Nam đã tích cực và chủđộng tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực liên quan đến phòngtránh và giảm nhẹ thiên tai như: Khung hành động Hyogo về giảm nhẹ rủi ro thảmhọa (HFA), Khung hành động của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC),Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thảm họa, thỏa thuận ASEAN quản lý thảm họa và ứng phókhẩn cấp (ADDMER), diễn đàn quốc tế về giảm nhẹthảm họa (GFDRR); phối hợp tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạnvới các nước trong khu vực trong khuôn khổ hợp tác ACDM, ARF ADMM+,ký kếtHiệp định với các nước lân cận về cứu hộ, cứu nạn ngư dân và tàu thuyền tạivùng biển khi gặp nạn; Ngoài ra, việc hợp tác trong Ủy hội sông Mê Kôngquốc tế (MRC) cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tăng cường hợptác chiến lược trong lưu vực.

Với chủ trương thực hiện nhất quán đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạnghóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác, thực hiện hiệu quảcác cam kết quốc tế; trên cơ sở các cơ chế hợp tác hiện có ở khu vực và trên thếgiới như: Khung hành động Sendai,UNFCCC, hiệp định ADDMER, diễn đànGFDRR, khuôn khổ hợp tác ACDM, ARF ADMM+,tăng cường hợp tác quốc tế nhất là tăng cường chia sẻthông tin, dự báo, cảnh báo về thiên tai, phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, tầuthuyền trú tránh bão, áp thấp nhiệt đới, quản lý tài nguyên nước là cơ hội đểViệt Nam phát triển và nâng tầm công tác phòng, chống thiên tai trong thời giantới.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK