THÁCH THỨC VÀ THỜI CƠ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Phần 1)
Cập nhật : 9:48 - 23/07/2021


Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phảiđối mặt với nhiều loại hình thiên tai, trong đó đặc biệt là lũ lụt, bão, nắngnóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất... Thiêntai xảy ra ở hầu hết các vùng trong lãnh thổ, lãnh hải, ở tất cả các mùa trongnăm. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nềnhất do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bài viết dưới đây sẽphân tích những thách thức và thời cơ trong công tác phòng chống thiên tai giaiđoạn hiện nay.

 

1.Thách thức

a) Diễn biến thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu

Việt Nam nằm trong vùng nhiệtđới gió mùa, địa hình rất đa dạng với trên 3.000 km bờ biển , 3/4 diện tíchlãnh thổ là đồi núi, cùng với hệ thống sông, suối dày đặc,… Những năm gần đâydiễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, với sự xuất hiện của 20/21 loại hìnhtrên phạm vi cả nước (trừ sóng thần) và có xu thế gia tăng cả về tần suất, phạmvi cũng như mức độ nguy hiểm, nhất là các trận thiên tai lớn làm gia tăng nguycơ rủi ro thiên tai đối với con người, tài sản và các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, người có thu nhậpthấp,…), các khu vực có nguy cơ cao chịu tác động của thiên tai (khu vực thấptrũng ven sông, suối, ven biển; khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt, sườn đồi,núi,…)

Theo kịch bản biến đổi khí hậunăm 2016, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc tăng phổbiến ở mức từ 1,3÷2,30C, trong đó khu vực phía Bắc tăng từ 1,6÷2,30C, khu vựcphía Nam tăng từ 1,3÷1,90C; lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết các vùng trêncả nước. Mức tăng phổ biến từ 3÷15%, trong đó lượng mưa mùa mưa tăng, lượng mưa mùa khô giảm. Như vậycó thể thấy rằng với sự gia tăng của nhiệt độ và lượng mưa sẽ làm diễn biếnthiên tai nói chung và lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn nói riêng ngày càng cựcđoan và có xu thế ngày càng lớn hơn. Cùng với đó là mực nước biển dâng cao sẽgây ngập lụt nghiêm trọng đến vùng cửa sông, ven biển, theo dự báo vào cuối thếkỷ 21, mực nước biển dâng cao 1m sẽ làm 39% diện tích vùng đồng bằng sông CửuLong, 17% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, 2,5% diện tích các tỉnh ven biểnmiền Trung và gần 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập.

Đâylà những thách thức to lớn trong công tác phòng chống thiên tai ở Việt Namtrong thời gian tới.

b) Tác động của quá trình phát triển kinh tế, xã hộitrong nước

Những năm qua, các hoạt động pháttriển kinh tế xã hội ở thượng nguồn và vùng trung du, đồng bằng trong phạm vilưu vực sông diễn ra rất mạnh mẽ, song công tác phòng chống thiên tai lại chưađược quan tâm đúng mức, các hoạt động phòng chống thiên tai chưa đồng bộ vớiphát triển kinh tế - xã hội đã làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai, thậm chíxuất hiện những loại hình thiên tai mới. Trong đó, điển là:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nạn chặt phárừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn quá mức đã làm suy giảm tầng phủ thựcvật, mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanhhơn, lưu tốc dòng chảy lớn hơn làm gia tăng làm gia tăng lũ, ngập lụt và sạt lởbờ sông. Ngược lại, về mùa kiệt do lượng nước ngầm trữ lại lưu vực giảm làm suykiệt dòng chảy gây thiếu nước, qua đó làm tăng nguy cơ rủi ro về hạn hán, xâm nhập mặn;

- Xây dựng hồ chứa: Vớiviệc xây dựng tổng số 6.886 hồ chứa (kể cả hồ thủy điện), tổng dung tích khoảng62 tỷ m3 đã tích tụ lượng bùn cát hàng năm trong các hồ chứa là rất lớn, đây lànguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng bùn cát đối với vùng hạ du, làm giatăng tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển nhất là những năm gần đây, trong đó đặcbiệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Khai thác cát sỏilòng sông: Những năm gần đây, hoạt động khai thác cát ở các sông diễn ra rấtmạnh mẽ trên pham vi cả nước, đặc biệt là trên hệ thống sông Hồng và hệ thốngsông Cửu Long để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại hai vùng kinh tế pháttriển nhất cả nước. Việc khai thác cát, sỏi quá mức, cùng với lượng cát đượcgiữ lại tại các hồ chứa đã làm mất cân bằng bùn cát nghiêm trọng, đồng thời làmđáy sông ngày càng sâu thêm, là nguyên nhân quan trọng gây sạt lở bờ sông, xóilở bờ biển và gia tăng khả năng xâm nhập mặn, cũng như hạn chế khả năng lấynước của các công trình thủy lợi.

- Khai thác nướcngầm: Việc khai thác nước ngầm quá mức để nuôi trồng thủy, hải sản, nhất là ởcác tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau thời gian gần đây đã gây ra hiện tượng lún, sụt đấttrên diện rộng. Theo báo cáo của Viện Địa chất Na Uy, tốc độ lún sụt đất tạivùng bán đảo Cà Mau trong vài năm gần đây ở mức 3cm/năm. Đây cũng là nguyênnhân làm gia tăng nguy cơ ngập lụt; đồng thời cùng với việc suy thoái rừng ngậpmặn ven biển do nuôi trồng hải sản và các hoạt động sinh kế khác đã làm giatăng tình trạng sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nhất là vùng bán đảo Cà Maunhững năm qua.

- Xây dựng cơ sở hạtầng, nhà ở: Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, việc xây dựng cơ sở hạ tầngnhư các công trình giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, khuvui chơi giải trí,…đã làm cản lũ, gia tăng rủi ro ngập lụt, thậm chí ở một sốnơi làm phát sinh thiên tai mới như sạt lở đất, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

Bên cạnh đó, yêu cầu được sống, sản xuất, kinh doanh,phát triển kinh tế - xã hội trong môi trường an toàn trước thiên tai của toànxã hội ngày càng cao.

c) Sự phát triển của các nướctrong các lưu vực sông có liên quan

Phát triển kinh tế, xã hội, gia tăng sử dụng nước, xâydựng các hồ chứa, khai thác rừng, phát triển khu công nghiệp ở thượng nguồnsông Hồng, sông Mê Công thuộc địa phận các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan,Campuchia đã và sẽ dẫn đến mất cân bằng bùn cát, hạ thấp lòng sông, suy giảmnguồn nước, giảm khả năng điều tiết của các khu chứa lớn như Biển Hồ góp phầnlàm trầm trọng hơn tình hình lũ, hạn, xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển ởViệt Nam.

Những thách thức đó, đòi hỏi côngtác phòng, chống thiên tai phải được tăng cường hơn nữa và thực thi biện phápquản lý tổng hợp, nâng mức đảm bảo an toàn của các công trình cơ sở hạ tầng thiếtyếu, tăng cường các cơ chế hợp tác liên quốc gia, cũng như tăng cường nghiên cứucác giải pháp căn cơ, triệt để để ngăn mặn, trữ nước ở hạ lưu.

 

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK