NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHUNG CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI (Phần 2)
Cập nhật : 9:44 - 23/07/2021


Đề án Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050  đã cập nhật tình hình thiên tai, thiệt hại dothiên tai gây ra, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong công tác phòngngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua từ trung ương đến cácđịa phương để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo các nguyên tắc chỉ đạo của lãnh đạoĐảng, nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vàphù hợp với tình hình thực tiễn đối với công tác phòng chống thiên tai; từ đó đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chung như sau.

 

3. Nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên taidựa vào cộng đồng 

Nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao nhận thức, hiểu biết vềrủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi rothiên tai dựa vào cộng đồng kết hợp xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và áp lựccủa quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Tạo sự quan tâm, tham gia của cáccấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác phòng,chống thiên tai. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chínhnhư sau:

a) Tăngcường nâng cao nhận thức, hiểu biết về thiên tai cho cán bộ các cấp, các tổchức xã hội, cộng đồng, doanh nghiệp và tình nguyện viên; hình thành ý thứcthích nghi, chủ động, hạn chế các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu;

b)Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách và kiến thức về phòngchống thiên tai đối với các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và toàndân để mọi người hiểu đúng, đầy đủ và chủ động thực hiện các biện pháp phòngchống thiên tai trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạtầng, phát triển kinh tế, xã hội;

c) Tăngcường công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; kếthợp hài hòa giữa phương thức truyền thống với truyền thông phát triển để truyềntải thông tin chính xác, kịp thời về thiên tai, rủi ro thiên tai với nội dungvà hình thức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận, bằng nhiều ngôn ngữ, phùhợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng, từng đối tượng, chú trọng các đốitượng dễ bị tổn thương; 

d) Tổng hợp, đánh giá, lưu trữ vàchia sẻ có hệ thống các thông tin về diễn biến, tác động và thiệt hại do thiêntai tại các cơ quan phòng chống thiên tai, chính quyền địa phương, các tổ chức,doanh nghiệp;

đ) Banhành sách trắng công bố về thiên tai, thiệt hại và tiến trình thực hiện cácchính sách, chương trình phòng chống thiên tai. Xây dựng và ban hành tạp chíphòng chống thiên tai hàng tháng;

e) Tăngcường sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dânvà cộng đồng trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch, hoạch định chínhsách, đề xuất và thực hiện chương trình, dự án, các hoạt động liên quan đếncông tác phòng chống thiên tai;

g) Tăng cường sự gắn kết cộng đồng, xây dựng văn hóaphòng chống thiên tai tại các cấp trong đó chú trọng tại cấp cơ sở, xã, làng,thôn, bản, buôn, ấp và các doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả theo phương châm“bốn tại chỗ” trong ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

h) Xây dựng lựclượng xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn, hỗtrợ người dân phòng, chống thiên tai tại cấp xã, thôn, các doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh và được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, diễn tập ứng phó thiêntai, tìm kiếm cứu nạn;

i) Hoàn thiện nội dung tài liệu, các bộ công cụ hỗ trợ đào tạo, tậphuấn; phổ biến kiến thức, kỹ năng sinh tồn và cải thiện sự chống chịu của nhàở, công trình công cộng phòng chống thiên tai, nhất là phòng chống bão, lũ,lốc, sét, mưa đá, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương;

k) Tổchức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về giảm nhẹ rủi rothiên tai cho cán bộ cơ sở làm công tác phòng chống thiên tai; đưa kiến thứcphòng, chống thiên tai vào chương trình đào tạo và hoạt động ngoại khóa trongcác cấp học, bậc học; lồng ghép nộidung phòng, chống thiên tai vào các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thứcvà năng lực tại cộng đồng, các sự kiện văn hóa cấp xã, cấp thôn;

 

4. Tăngcường quan trắc, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Nhiệmvụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo và năng lực dự báo đạttrình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á, đảm bảo sự chủ độngtrong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của các cấp, cácngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Trong đó tập trung thực hiệnđồng bộ một số giải pháp chính như sau:

a) Đánhgiá rủi ro thiên tai; rà soát, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báothiên tai và điều chỉnh cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với đặc điểm và mức độảnh hưởng của thiên tai đối với từng vùng; định kỳ bổ sung, điều chỉnh kịch bảnbiến đổi khí hậu;

b) Cậpnhật và hệ thống hóa số liệu, dữ liệu ngành khí tượng thủy văn; tăng cường côngtác điều tra cơ bản về khí tượng thủy văn, môi trường;

c) Hiệnđại hóa mạng lưới quốc gia về quan trắc khí tượng, thủy văn, động đất, sóngthần, giám sát, theo dõi biến đổi khí hậu đảm bảo có mật độ trạm tương đươngvới các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm quan trắc, đồng thờităng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến độngvề thời tiết, khí hậu;

d) Nângcao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đến năm 2025 đảm bảo độ chính xácngang mức tiên tiến của khu vực châu Á, phục vụ hiệu quả chỉ đạo, điều hànhphòng chống thiên tai và chia sẻ thông tin tới các cơ quan liên quan;

đ) Tăngcường đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp trang thiết bị, công nghệ theodõi, phân tích, dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các công nghệ dự báotiên tiến;

e) Xâydựng và quản lý vận hành hệ thống cảnh báo đa thiên tai, trong đó kết hợp tốiđa với hệ thống cơ sở hạ tầng về thông tin truyền thông hiện có để đảm bảo cungcấp thông tin kịp thời tới người dân tại những vùng nguy cơ cao xảy ra thiêntai, ưu tiên khu vực ven biển, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

 

(Còntiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK