HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 3
Cập nhật : 10:32 - 21/07/2021


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nàovề Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương?

Trả lời:

Căn cứ Điều 38 Luật bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015:

- Hội nghịhiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệpthương lần thứ nhất gồm Đoàn Chủ tịch Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo cáctổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủđược mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượngngười của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểuQuốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thườngvụ Quốc hội.

- Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượngngười tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cửquốc gia và Ủy ban thường vụQuốc hội.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Hội nghị hiệpthương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương?

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Hội nghị hiệpthương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương:

- Do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnhtổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thươnglần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp vàđại diện Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc. Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnhđược mời tham dự hội nghị này.

- Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu,thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giớithiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơsở dự kiến của Ủy ban thường vụQuốc hội.

- Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõthành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửingay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thườngvụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầucử ở tỉnh.

 

Câu hỏi: Khi nào Ủyban thường vụ Quốc hội điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượngngười của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội ?

Trả lời:

Theo quy định tạiĐiều 40 Luật bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất,chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử, Ủyban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần,số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương đượcgiới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về giới thiệu ngườicủa cơ quan, tổ chức, đơn vị ởtrung ương ứng cử đại biểu Quốc hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 41 Luật bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015,trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đạibiểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượngngười được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệungười của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

- Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơingười đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chứchội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giớithiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

- Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơquan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dựkiến người của cơ quan mình để giới thiệuứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấyý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiếncủa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơquan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộcđể thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

- Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vịdự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chứclấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hộinghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đạidiện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dướitrực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốchội;

- Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tạiĐiều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân 2015;

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giớithiệu người ứng cử đại biểu Quốc hộiphải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnhđạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thườngtrực Ủy ban trung ương Mặt trậnTổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai đượctổ chức.

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 hướng dẫn về việctổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhândân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lậpdanh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầucử bổ sung do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;

Nghị quyết liên tịch09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/01/2021 hướng dẫn quy trình hiệp thương, giớithiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấpnhiệm kỳ 2021-2026 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Chính phủ - Mặt trận Tổ quốcViệt Nam ban hành;

Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

Luật sửađổi, bổ sung một số điều của uật tổ chức Chính phủ và Luậttổ chức chính quyền địa phương 2019

Luật tổchức quốc hội 2014

Luật sửađổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức quốc hội 2020

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK