Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai vùng đồng bằng sông Cửu Long và các đô thị lớn đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Cập nhật : 10:19 - 21/07/2021


1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhiệm vụ trọng tâm là chủ động thích ứng và phát triển với lũ, ngậplụt, hạn hán, xâm nhập mặn tạo điều kiện phát triển bền vững vùng đồng bằngsông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung thực hiện một số nhómnhiệm vụ và giải pháp chính sau:

a) Phân vùng phát triển sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

- Hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai bao gồm vùng đồng bằng ngập lũ,vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, nước mặn;

- Tổ chức phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn phù hợp với điềukiện cụ thể của vùng và từng tiểu vùng sinh thái

- Xây dựng quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biếnđổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở tích hợp thống nhất cácquy hoạch ngành, địa phương đảm bảo tính liên kết giữa các địa phương trongvùng và các khu vực khác;

- Xây dựng, rà soát, hoàn thiện quy hoạch phòng chống thiên tai, thủy lợi,quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông, dànhkhông gian thoát lũ;

- Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản -cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nướcngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực.

b) Nâng cao nhận thức về thiên tai và năng lực dự báo, cảnh báo thiêntai

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộngđồng về phòng chống thiên tai;

- Phổ biến, hướng dẫn kỹ năng phòng chống lũ, ngập lụt, các hoạt độnglàm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Đánh giá, phân vùng rủi ro, lập bản đồ cảnh báo và nâng cao năng lựcdự báo, cảnh báo thiên tai, nhất là đối với cảnh báo lũ, ngập lụt, hạn hán, xâmnhập mặn, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển;

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, hạn, mặn, bão, sạtlở bờ sông, xói lở bờ biển;

c) Tăng cường quản lý vùng đồng bằng thường xuyên ngập lũ, hạn hán, xâmnhập mặn

- Hoạch định hệ thống đê bao, bờ bao bảo vệ dân cư và sản xuất, loại bỏnhững tuyến đê bao, bờ bao gây cản trở thoát lũ, không phù hợp với quy hoạch;

- Kiểm soát việc khai thác cát lòng sông tránh làm gia tăng nguy cơ mấtcân bằng bùn cát, suy thoái lòng dẫn, xâm nhập mặn. Sử dụng hiệu quả nguồn cát từnạo vét, khơi thông luồng lạch để bù cát, nuôi bãi phòng chống xói lở bờ biển;

- Ngăn chặn, xử lý tình trạng xây dựng công trình, nhà ở lấn chiếm lòngsông gây xói lở bờ sông, cản trở thoát lũ; từng bước giải tỏa các công trình,nhà ở trên hệ thống sông, kênh, rạch;

- Kiểm soát, sử dụng hiệu quả việc khai thác nước ngầm phục vụ sinhhoạt và sản xuất, ngăn chặn tình trạng sụt lún đất làm gia tăng sạt lở bờ sông,xói lở bờ biển, xâm nhập mặn;

- Hướng dẫn thực hiện, hỗ trợ xây dựng, củng cố nhà ở an toàn trongđiều kiện ngập lũ, bão, lốc, sét, nước biển dâng;

- Xây dựng, hình thành tổ chức cấp vùng, địa phương để quản lý, kiểmsoát vận hành hệ thống công trình thủy lợi và công trình phòng, chống thiên tai;

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong lưu vực sông Mê Côngkhai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước.

d) Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai

- Rà soát, củng cố, xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình kiểm soátlũ, công trình thuỷ lợi nội đồng phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bềnvững;

- Hoàn thiện chương trình củng cố nâng cấp hệ thống đê biển; củng cố,nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao đảm bảo mức thiết kế, không làm cản lũ, phùhợp với quy hoạch, trong đó chú trọng xây dựng công trình giao thông kết hợpvới đê điều.

- Xây dựng và củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông, xói lở bờbiển, tập trung đầu tư xử lý ngay những khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểmnghiêm trọng đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng, bảo vệ đất ven biển, trongđó ưu tiên thực hiện các giải pháp mềm, thân thiện với môi trường;

- Hoàn thành chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư kết hợp với bố trísắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch phòng chống sạt lở, tăng khả năng thoátlũ và xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin liênlạc, kết hợp truyền tin cảnh báo, dự báo thiên tai tới các tàu thuyền hoạt độngtrên biển; hoàn thành việc xây dựng, nạo vét các khu neo đậu tàu, thuyền kếthợp hậu cần nghề cá đảm bảoan toàn đối với việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

đ) Ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn lực

- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách trong việc huy động nguồn lựcđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai và kết hợp phòng chốngthiên tai, chú trọng sự tham gia của các doanh nghiệp;

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai hoặcphục vụ phòng chống thiên tai theo hình thức đối tác công, tư;

- Thành lập quỹ phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long đảmbảo an ninh tài nguyên nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

2. Đô thị lớn

Nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống ngập úngdo mưa lớn và triều cường, bão mạnh, siêu bão. Tập trung thực hiện một số nhómnhiệm vụ và giải pháp chính sau:

a) Nâng cao hiểu biết về rủi ro thiên tai

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòngchống thiên tai, nhất là ngập úng, triều cường, bão mạnh, siêu bão;

- Nâng cao nhận thức về rủi ro thiên tai,quản lý rủi ro thiên tai, ngăn chặn việc tạo ra rủi ro thiên tai mới và giảmthiểu rủi ro thiên tai hiện hữu;

b) Quản lý đô thị an toàn trước thiên tai

- Rà soát quy hoạch đô thị trong đó chútrọng việc xác định tiêu chuẩn phòng chống ngập úng, đồng thời phân vùng tiêu,dành không gian cho nước, bảo vệ các vùng ngập trũng, tăng diện tích cây xanh,bố trí các hồ điều hòa và hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo năng lực chống ngậpúng;  

- Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thờiviệc xây dựng công trình, nhà ở trái phép, lấn chiếm không gian thoát nước,chứa nước;

- Tăng cường kiểm soát đảm bảo an toàntrước thiên tai đối với các công trình cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, hệthống cây xanh; nhất là khả năng chống chịu các nhà cao tầng, các công trìnhđang thi công;

- Rà soát kế hoạch phòng chống thiên tai,phương án ứng phó thiên tai, nhất là ngập lụt do mưa lớn, triều cường, bãomạnh, siêu bão. Lồng ghép các nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kếhoạch phát triển đô thị.

c) Xây dựng, củng cố, nâng cấp cơ sở hạtầng phòng chống thiên tai

- Củng cố, nâng cấp hoàn thiện hệ thống đêngăn lũ, ngăn mặn, đê bao chống ngập úng theo mức thiết kế;

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp, cải tạo,nạo vét hệ thống cống, trạm bơm, các hồ điều hoà, các trục tiêu và kênh dẫnnước phù hợp với quy hoạch đô thị;

- Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát antoàn thiên tai, nhất là ngập úng; tích hợp với hệ thống quan trắc của các ngànhgiao thông, quản lý đô thị chủ động phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, điềuhành ứng phó thiên tai.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK