Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai khu vực biển hải đảo và Nam Trung Bộ
Cập nhật : 10:17 - 21/07/2021


Nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổikhí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điềukiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xâydựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai theo từng vùngđến năm 2030, tầm nhìn 2050.

 

1. Vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miềnĐông Nam Bộ

Nhiệm vụ trọng tâm là phòng chống hạn hán, lũ, ngập lụt, xói lở bờbiển. Tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính sau: 

a) Nâng cao nhận thức về thiên tai

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộngđồng về phòng chống thiên tai, các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Phổ biến, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh lũ lớn, ngập lụt, bão mạnh,xói lở bờ biển nhất là đối với cán bộ cấp cơ sở, cộng đồng dân cư vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Rà soát, đánh giá và phân vùng rủi ro, lập bản đồ cảnh báo thiên tai,nhất là đối với lũ, hạn, ngập lụt, xói lở bờ biển;

b) Quản lý tổng hợp lưu vực sông

- Rà soát quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, sản xuất nôngnghiệp phù hợp với điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Xây dựng, rà soát và diễn tập phương án ứng phó với lũ, ngập lụt, hạnhán tương ứng với các kịch bản mưa, điều tiết hồ chứa;

- Điều tra, đánh giá trữ lượng nước; xây dựng phương án khai thác hợplý, bảo vệ và tái tạo hiệu quả, bền vững nguồn nước ngầm;

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp các hồ chứa, hệ thống kênh dẫn nước,trong đó chú trọng phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng phù hợp với điềukiện địa hình trong việc sử dụng nguồn nước mặt;

- Kiểm soát việc di dân tự do, ngăn chặn việc chặt phá và trồng hoàntrả rừng phòng hộ góp phần điều tiết nước chống tình trạng suy kiệt nguồn nướcvà khô hạn;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện hạnhán; phát triển và ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, tưới nhỏ giọt chocây trồng cạn có giá trị kinh tế cao;

- Vận hành hợp lý hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông đảm bảo an toàncông trình và hạ du, bao gồm cả phần ngoài lãnh thổ; đồng thời phục vụ sinhhoạt, sản xuất của nhân dân;

- Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng, quản lý công trình cấpnước phân tán quy mô vừa và nhỏ;

c) Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai vùng ven biển

- Hoàn thành các chương trình củng cố, nâng cấp đê biển; xây dựng vàcủng cố công trình phòng chống xói lở bờ biển theo hướng thân thiện với môitrường;

- Kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả việc xây dựng nhà ở, công trình, cáckhu nghỉ dưỡng ven biển, khai thác cát nhiễm mặn xuất khẩu làm gia tăng nguy cơsạt lở bờ sông, xói lở bờ biển

- Quản lý bảo tồn các cồn cát tự nhiên ven biển; trồng rừng ngập mặnvùng cửa sông và cây chắn cát vùng ven biển;

- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin liên lạc, kết hợp truyền tincảnh báo, dự báo thiên tai tới các tàu thuyền hoạt động trên biển; hoàn thànhviệc xây dựng, nâng cấp, nạo vét các khu neo đậu tàu, thuyền kết hợp hậu cầnnghề cá đảm bảo an toàn đối với việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

2. Trên biển và hải đảo

Nhiệm vụ trọng tâm là đảm bảo phòng, tránh bão cho người, phương tiện,thiết bị và các hoạt động khác trên biển, đảm bảo an toàn cho dân cư và cáchoạt động phát triển kinh tế, xã hội trên đảo. Tập trung thực hiện một số nhómnhiệm vụ và giải pháp chính sau:

a) Nâng cao nhận thức về thiên tai và năng lực dự báo, cảnh báo thiêntai

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức cộngđồng về phòng chống thiên tai, kỹ năng phòng tránh bão, nước biển dâng, sóngthần cho ngư dân hoạt động trên biển và cộng đồng trên đảo;

- Rà soát, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, lậpbản đồ cảnh báo thiên tai, trong đó tập trung đối với bão, sóng thần;

- Xây dựng, củng cố hệ thống quan trắc khí tượng, hải văn; phối hợp,chia sẻ thông tin, nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo về bão, nước biển dâng,sóng thần;

b) Tăng cường năng lực quản lý tàu thuyền, các hoạt động kinh tế trênbiển

- Phát triển mô hình liên kết tổ, đội sản xuất trên biển;

- Nâng cao mức độ an toàn cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển, nhấtlà các tàu đánh bắt xa bờ;

- Trang bị đầy đủ các thiết bị định vị, thông tin liên lạc cho tàu,thuyền theo quy định, đảm bảo liên lạc thông suốt trong quá trình hoạt độngtrên biển;

- Mở rộng quản lý tàu thuyền hoạt động trên biển bằng vệ tinh.

- Kiểm soát an toàn thiên tai đối với các khu vực nuôi trồng hải sản,các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản và các khu du lịch,nghỉ dưỡng trên biển, hải đảo;

c) Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng

- Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin liên lạc kết hợp truyền tin cảnhbáo, dự báo thiên tai tới tàu thuyền, các đảo và công trình trên biển;

- Hoàn thành xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão kết hợpdịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống thiên tai và tìmkiếm cứu nạn trên các đảo;

- Hướng dẫn xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà chống bão.

d) Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn

- Xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên biển theo hướng chuyênnghiệp, có đủ trang thiết bị và năng lực xử lý hiệu quả các tình huống khẩncấp;

- Đào tạo, tập huấn cho ngư dân, nâng cao khả năng cứu hộ, cứu nạn chocác tổ, đội sản xuất trên biển;

- Tăng cường hợp tác với các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực về tìmkiếm, cứu nạn, tạo điều kiện cho tàu, thuyền tránh trú bão và khai thác hợp lý,an toàn các nguồn lợi trên biển

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK