HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 3 – SỐ 1
Cập nhật : 10:15 - 21/07/2021


Câu hỏi: Pháp luật quyđịnh như thế nào về thành lập Ban bầu cử?

Trả lời:

Căncứ khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

- Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầucử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnhsau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấpquyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểuQuốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng banvà các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấpvà một số cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấpxã sau khi thống nhất với Thườngtrực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗiđơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dâncấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.

Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đếnmười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chínđến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảyđến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủyviên.

 

Câu hỏi: Ban bầu cử có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhândân 2015, Banbầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổbầu cử thuộc đơn vị bầu cử;

- Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việcniêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu vàcông việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu;

- Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậmnhất là 15 ngày trước ngày bầu cử;

- Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cửcủa các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầucử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyểnđến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầucử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyểnđến Ủy ban bầu cử tương ứngkhiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn,yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp;

- Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tàiliệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp;

- Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).

 

Câu hỏi: Pháp luật quyđịnh như thế nào về thành lập Tổ bầu cử?

Trả lời:

Căn cứ Điều 25 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

Chậm nhất  50ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhândân cấp xã sau khi thống nhất với Thườngtrực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗikhu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươimốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên  đại diện cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địaphương.

Đối với huyệnkhông có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủyban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấpquyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đếnhai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,đại diện cử tri ở địa phương.

Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêngđược thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thưký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơnvị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.

Trong trường hợp đơn vị vũtrang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhấtvới Thường trực Hội đồng nhân dân, Banthường trực Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lậpTổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký vàcác Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơnvị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.

 

Câu hỏi: Tổ bầu cử có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định Tổbầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;

- Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;

- Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri,phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;

- Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏphiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử;

- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cửvà nội quy phòng bỏ phiếu;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quyđịnh tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo vềngười ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếunại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử;

- Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đếnBan bầu cử tương ứng;

- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầucử đến Ủy ban nhân dân cấp xãkhi kết thúc việc kiểm phiếu;

- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định củacác tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;

- Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếucó).

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK