Xây dựng Chương trình hành động của ứng cử viên – Những vấn đề cần chú ý
Cập nhật : 9:44 - 21/07/2021


Đốivới cả hai hình thức vận động bầu cử (qua gặp gỡ, tiếp xúc cử tri và qua phươngtiện thông tin đại chúng), thì có một điểm chung rất quan trọng là xây dựngChương trình hành động của người ứng cử.

 

Vận động bầu cử của người ứng cử là hoạtđộng gặp gỡ, tiếp xúc cử tri và thông qua phương tiện thông tin đại chúng đểngười ứng cử đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hànhđộng của mình nhằm thực hiện trách nhiệm đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốchội và trao đổi những vấn đề mà cử tri quan tâm; tạo điều kiện để cử tri tiếpxúc với người ứng cử, hiểu rõ hơn người ứng cử; trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn,bầu những người đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội.

Đối với cả hai hình thức vận động bầu cử,thì có một điểm chung rất quan trọng là xây dựng Chương trình hành động của ngườiứng cử.

Cấutrúc thông thường của một bản chương trình hành động của ứng cử viên gồmcó 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận.

Phầnmở đầu: giới thiệu một số nét chính về bản thân: tên, tuổi quêquán, vị trí, chức danh công tác, trình độ học vấn, có thể trình bày nhận thứccủa mình về Quốc hội, về trách nhiệm của đại biểu Quốc hộị, về lịch sử, truyềnthống, văn hóa ở địa phương nơi mình ứng cử…

Phầnnội dung: đây là nội dung chính của bản chương trình hành động, ứngcử viên cần nêu cụ thể chương trình hành động, biện pháp thực hiện chương trìnhhành động.

Phầnkết luận: cho thấy mong muốn của bản thân nhận được sự ủng hộ củacử tri; thể hiện sự tin tưởng vào bản thân có đủ năng lực và điều kiện để triểnkhai các dự định trong bản chương trình hành động thành hiện thực, thực hiện tốtchương trình hành động; bày tỏ lời cảm ơn Ban tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri;cảm ơn sự tham gia của cử tri.

Cầnchú ý, mục đích của ứng cử viên khi viết chương trình hành độnglà nhằm tạo sự ảnh hưởng để gây dựng lòng tin của cử tri, từ đó nhận được sựtín nhiệm của cử tri đối với mình. Thông qua việc trình bày chương trình hành động,ứng cử viên phải giới thiệu được: mình là ai? mình có khả năng gì? mình có hiểurõ nhu cầu của cử tri hay không? mình có thể trở thành người đại biểu đáng tincậy của cử tri hay không?.

Chương trình hành động của người ứng cửlà những kế hoạch mà người ứng cử sẽ thực hiện nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội.

Chương trình hành động và việc người ứngcử trình bày chương trình hành động của mình tại hội nghị tiếp xúc cử tri vàtrên phương tiện truyền thông là một trong những tiêu chí quan trọng để cử triđánh giá trình độ và năng lực của ứng cử viên. Chương trình hành động của ứng cửviên có tác động tích cực (hoặc ngược lại) đến việc cử tri đánh giá ứng cử viênnhư thế nào? Và liệu cử tri có bỏ phiếu cho ứng cử viên hay không?.

Chương trình hành động của ứng cử viênphải là sự thể hiện sự cam kết của ứng cử viên về các hành động, lời hứa mà bảnthân sẽ làm nếu được bầu làm đại biểu.

Có thể nói, chương trình hành động của ứngcử viên là một công cụ hiệu quả để giúp ứng cử viên đạt được mục tiêu là thuyếtphục cử tri bầu cho mình.

Chương trình hành động phải thể hiện được chính kiến của ứng cửviên, chương trình hành động của người ứng cử phải sát với thực tế.

Khi xây dựng chương trình hành động, ứngcử viên cần chú ý đến yêu cầu đảm bảo tính “chuẩn mực” về các yếu tố văn hóa,chính trị, tác động xã hội…không phải ứng cử viên “muốn nói gì thì nói”.

Phải nắm bắt được tình hình cơ bản vềkinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước và của địa phương nơi mình ứngcử như: thông tin về tình hình nhân dân ở khu vực bầu cử như dân số, dân tộc,tình hình phát triển kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động; tìnhhình và kết quả thu, chi ngân sách ở địa phương; thông tin về các vấn đề nổi cộmở địa phương, các khiếu nại, tố cáo phức tạp, các kiến nghị của cử tri đề đạt vớicác cấp chính quyền; thông tin về đánh giá sự hài lòng của cử tri về hoạt độngcủa bộ máy hành chính công ở địa phương; thông tin về các dự án quan trọng và kếhoạch phát triển kinh tế-xã hội mà địa phương đang chủ trương thực hiện…

Xây dựng chương trình hành động với sốlượng chữ và thời gian trình bày theo quy định chung nhưng phải thể hiện được nộidung chủ yếu, phù hợp với địa bàn nơi mình ứng cử, để trên cơ sở đó trình bày vớicử tri một cách thoải mái, tự tin.

Về những lời hứa của ứng cử viên nêutrong chương trình hành động:

Trong chương trình hành động chỉ nên hứanhững điều thiết thực, có đủ điều kiện để thực hiện được và đem lại hiệu quả,không nên hứa những việc quá với khả năng, hoặc không thuộc thẩm quyền của mình,hay hứa những việc khả năng của mình không làm được. Hãy “Chỉ hứa những gì mình có thể làm được và thực hiện bằng được những gìmình đã hứa”. Mỗi ứng cử viên có cách thể hiện chương trình hành động khácnhau, có ứng cử viên viết liền mạch một loạt vấn đề, có ứng cử viên thể hiện lờihứa với cử tri bằng những vấn đề cụ thể (một là, hai là, ba là…), thực tế chothấy cách trình bày chương trình hành động với các điểm cụ thể để cử tri theodõi và có sức thuyết phục hơn.

Tómlại,cấu trúc của chương trình hành động phải đảm bảo chuẩn các yếu tố: có tầm, cólý, có lẽ, và quan trọng là phải có tâm.

Tronglời hứa trước cử tri, cần chú ý có những lời hứa mà ứng cử viên nào cũng cần phảihứa đó là: nếu trúng cử thì sẽ thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiếtvới nhân dân thông qua các cuộc gặp gỡ tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử; tôn trọngvà lắng nghe những ý kiến của các tầng lớp nhân dân, kiến nghị của cử tri để nắmđược và phản ánh trung thực, kịp thời đến Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyềnnhững tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giúp Quốc hội và các cơ quannhà nước ban hành những chủ trương, quyết sách sát hợp với tình hình phát triểnkinh tế-xã hội của cả nước và của địa phương.

Một kinh nghiệm rất hay là có ứng cửviên khi trình bày chương trình hành động còn ghi rõ nội dung “nếu cử tri nàocó thắc mắc hoặc cần trao đổi vấn đề gì xin liên hệ với tôi theo số điện thoại…hoặcđịa chỉ Email…”.

Qua các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội chothấy: 500 ứng cử viên thì có 500 bản chương trình hành động khác nhau, điều nàydễ hiểu vì trên những nét cơ bản của một bản chương trình hành động như đãtrình bày trên đây, thì mỗi ứng cử viên có kiến thức khác nhau, có cách diễn đạt,lý giải vấn đề khác nhau, mỗi ứng cử viên hãy xây dựng bản chương trình hành độngcủa mình thể hiện rõ nét độc đáo và đáng nhớ.

Vận động bầu cử là thời điểm quan trọngnhất đối với ứng cử viên. Chuẩn bị kỹ, xây dựng được Chương trình hành động tốt,có kỹ năng và sự tự tin khi đi vận động bầu cử sẽ giúp ứng cử viên thu được kếtquả khi đi vận động bầu cử.

Điều cuối cùng là các ứng cử viên phảichú ý giữ gìn sức khỏe vì khi đi vận động bầu cử sẽ phải di chuyển nhiều; thayđổi khí hậu; ăn uống khác khẩu vị…nếu không có sự chuẩn bị chu đáo sẽ ảnh hưởngtới sức khỏe như ốm, mất tiếng, tư thế, tác phong kém hoạt bát…điều này cũng sẽảnh hưởng tới kết quả vận động bầu cử. Do đó, ứng cử viên cần chú ý khâu chuẩnbị thuốc men, các chất dinh dưỡng bổ trợ…

Chúc các ứng cử viên tham gia ứng cử đạibiểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 thành công./.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK