HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 2 – SỐ 2
Cập nhật : 9:40 - 21/07/2021


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về phân bổ sốlượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026?

Trả lời:

Căn cứvào Điều 1 Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về Hướng dẫn việc xác định dựkiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026:

- Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhândân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chínhquyền địa phương và các cơ sở sau đây:

+ Dân số của từng đơn vị hành chính để làm căn cứ xác định số lượng đạibiểu Hội đồng nhân dân được bầu được xác định theo số liệu thống kê dân số docơ quan thống kê cấp tỉnh công bố tại thời điểm gần nhất tính đến ngày 31 tháng12 năm 2020;

+ Việc xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo để làm căn cứxác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu căn cứ vào văn bản, quyếtđịnh còn hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan có liên quanrà soát, tập hợp các văn bản, quyết định còn hiệu lực pháp luật đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền ban hành để xác định đơn vị hành chính miền núi, vùngcao, hải đảo và công bố trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốcgia (http://hoidongbaucu.quochoi.vn) chậm nhất là ngày 01 tháng 02 năm 2021.

- Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhândân hoạt động chuyên trách ở từng đơn vị hành chính căn cứ vào quy định của LuậtTổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm2020 của Quốc hội về Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơchế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết số131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Tổ chức chính quyền đôthị tại Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Đối với cấp tỉnh, số lượng đại biểu Hội đồngnhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân tối đa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt độngchuyên trách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhândân tối đa là 02 người, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

+ Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạtđộng chuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thànhphố tối đa là 03 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách giữ chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên ở mỗi Ban của Hội đồngnhân dân thành phố tối đa là 04 người.

Đối với thành phố Đà Nẵng, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt độngchuyên trách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố tốiđa là 02 người; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữchức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phốtối đa là 03 người;

+ Đối với cấp huyện, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người;số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách giữ chức vụ Trưởngban, Phó Trưởng ban ở mỗi Ban của Hội đồng nhân dân tối đa là 02 người;

+ Đối với cấp xã, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyêntrách giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là 01 người.

 

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về đơn vị bầucử?

Trả lời:

- Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theođơn vị bầu cử. Tổngsố đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV trong cả nước là 184.

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vịbầu cử đại biểu Quốc hội.

Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểuQuốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do Hội đồngbầu cử quốc gia ấn định theo đề nghị của Ủyban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được công bốchậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vịbầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành cácđơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Xã, phường, thị trấn đượcchia thành các đơn vị bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Số đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vịbầu cử do Ủy ban bầu cử ở cấpđó ấn định theo đề nghị của Ủy ban nhândân cùng cấp và được công bố chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử.

- Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đạibiểu. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đạibiểu.

 

Câu hỏi: Việc xác định khu vực bỏ phiếu được tiến hành như thế nào?

Trả lời:

Khuvực bỏ phiếu là phạm vi địa lý hành chính có số dân nhất định. Mỗi đơn vị bầu cử đạibiểu Quốc hội, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân chia thành các khu vựcbỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hộiđồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Việcchia khu vực bỏ phiếu mang ý nghĩa kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cửtri thực hiện quyền bầu cử của mình. Chính vì vậy, khu vực bỏ phiếu có phạm vihành chính nhỏ hơn đơn vị bầu cử. Thông thường, các khu vực bỏ phiếu được thànhlập theo các đơn vị hành chính cơ sở như xã, phường hoặc thôn, tổ dân phố, khuphố (cá biệt cũng có một số trường hợp đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dâncấp xã chỉ có duy nhất 01 khu vực bỏ phiếu)

Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miềnnúi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ batrăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.

Các trường hợp cóthể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng: Đơn vị vũ trang nhân dân; Bệnh viện, nhàhộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc ngườicao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên; Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cainghiện bắt buộc, trại tạm giam.

Việc xác định khu vực bỏ phiếu do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đốivới huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏphiếu do Ủy ban nhân dân huyệnquyết định.

 

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về dự kiến số lượng,cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội banhành;

Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 về Hướng dẫn việc xác định dựkiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK