Nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chống thiên tai theo từng vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 (Phần 2)
Cập nhật : 9:35 - 21/07/2021


Nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổikhí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điềukiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xâydựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, Chính phủ đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp trong công tác phòng chốngthiên tai theo từng vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

 

3.Vùng duyên hải miền Trung

Nhiệm vụ trọng tâm là chủ động phòng, chống lũ lớn, ngập lụt, bão mạnh,siêu bão, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển. Tập trung thực hiện một số nhómnhiệm vụ và giải pháp chính sau:

a) Nâng cao nhận thức về thiên tai

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống thiên tai, các hoạtđộng làm gia tăng rủi ro đối với lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, xóilở bờ biển;

- Hướng dẫn, phổ biến kỹ năng phòng tránh lũ lớn, ngập lụt, bão mạnh,siêu bão, sạt lở đất nhất là đối với cán bộ cấp cơ sở, cộng đồng dân cư và đồngbào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Rà soát, đánh giá và phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báothiên tai, trong đó chú trọng đối với bão, lũ, sạt lở đất, ngập lụt hạ du hồchứa, nước biển dâng, sạt lở bờ sông, bờ biển;

b) Tăng cường cảnh báo sớm về bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất

- Xây dựng, củng cố hệ thống đo mưa nhân dân kết hợp cảnh báo mưa lớn,lũ, sạt lở đất. Hoàn thiện việc trang bị các thiết bị cảnh báo thiên tai đốivới cán bộ cấp cơ sở;

- Xây dựng hệ thống cảnh báo đa thiên tai, kết hợp với hệ thống thôngtin liên lạc hiện có, trong đó ưu tiên thực hiện quan trắc mưa; theo dõi, giámsát thiên tai tại các khu vực trọng điểm ngập lụt, ngầm, tràn, đường ngập lũ;

- Củng cố, nâng cấp hoàn thành hệ thống thông tin liên lạc, kết hợp truyềntin cảnh báo, dự báo thiên tai tới các tàu thuyền hoạt động trên biển;

- Tăng cường hợp tác quốc tế chia sẻ thông tin phục vụ nâng cao khảnăng cảnh báo thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn, ngập lụt, nướcbiển dâng

d) Quản lý lũ tổng hợp theo lưu vực sông

- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đôthị, quy hoạch nông thôn, kế hoạch phòng chống thiên tai gắn với bố trí sắp xếplại dân cư, tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai;

- Tăng cường quản lý, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. Rà soát quyhoạch phát triển thủy điện, kiên quyết loại bỏ những dự án thủy điện chiếmnhiều diện tích rừng, trên nền địa chất phức tạp, ảnh hưởng lớn đến môi trường;

- Di dời, bố trí sắp xếp lại dân cư gắn với sinh kế tạo điều kiện ổnđịnh và phát triển bền vững đối với những hộ dân đang sinh sống ở ven sông,suối; sườn đồi, núi; hạ lưu các hồ chứa; các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũquét, sạt lở đất;

- Tiếp tục rà soát, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, gia đìnhchính sách, các đối tượng dễ bị tổn thương trong vùng thường xuyên bị thiêntai, xây dựng nhà ở kết hợp phòng, tránh bão, lũ, ngập lụt;

- Ràsoát, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa tránh tình trạng lũchồng lũ làm gia tăng ngập lụt cho hạ du;

- Ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng lấn chiếm lòng sông, suối thuhẹp không gian thoát lũ nhất là khu vực đô thị, khu tập trung dân cư; khai tháctrái phép tài nguyên, khoáng sản làm gia tăng rủi ro thiên tai;

- Rà soát, mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với các công trình giao thông;cải tạo lòng dẫn thoát lũ, kết hợp khơi thông luồng lạch đảm bảo không gianthoát lũ, tránh làm gia tăng ngập lụt;

- Kiểm soát hiệu quả việc khai thác cát lòng sông, vùng cửa sông hạnchế tình trạng mất cân bằng bùn cát. Đối với những khu vực bồi lấp vùng cửasông, cần kết hợp việc nạo vét, khơi thông luồng lạch phục vụ giao thông thuỷvới việc bù cát, nuôi bãi tại những khu vực bờ biển đang có diễn biến xói lở;

- Rà soát, xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn, các điểm sơ tán dân tậptrung kết hợp công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà văn hóa, nhà sinh hoạtcộng đồng; hoàn thiện hệ thống tiêu thoát lũ vùng thường xuyên bị ngập lũ;

- Xây dựng cơ chế khai thác cát vùng lòng hồ chứa nước vừa đáp ứng nhucầu sử dụng cát vừa hạn chế bồi lấp lòng hồ, tăng tuổi thọ công trình;

- Xây dựng, củng cố công trình phòng chống sạt lở bờ sông tập trung vàocác khu vực trọng điểm bảo vệ khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng;

- Xây dựng, củng cố hệ thống đê bao, bờ bao chống lũ sớm bảo vệ sảnxuất.

- Tập trung xây dựng, rà soát và diễn tập phương án ứng phó các loạihình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai trong đó chú trọng phương châm 04 tạichỗ, đặc biệt là với lũ lớn, ngập lụt, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, sạt lởbờ sông, xói lở bờ biển.    

 đ) Đảm bảo an toàn hồ chứa,phòng chống hạn hán

- Hoàn thiện việc củng cố, nâng cấp các hồ chứa thủy lợi theo chươngtrình an toàn hồ chứa đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du khi xả lũ;

- Điều tiết hiệu quả các hồ chứanước trên lưu vực đảm bảo an toàn công trình; kết hợp hài hoà giữa phát điện vàphục vụ dân sinh, sản xuất, nhất là khu vực thường xuyên bị hạn hán

- Hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôithích nghi với điều kiện hạn hán;

- Áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; khai thác hợp lýtiềm năng tài nguyên nước lợ, nước mặn ở vùng ven biển thích ứng với thiên tai;

e) Đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, cơ sở hạ tầng ven biển

- Hoàn thành các chương trình củng cố, nâng cấp đê biển; xây dựng vàcủng cố công trình phòng chống xói lở bờ biển theo hướng thân thiện với môitrường kết hợp đa mục tiêu;

- Kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả việc xây dựng nhà ở, công trình, cáckhu nghỉ dưỡng ven biển, khai thác cát nhiễm mặn xuất khẩu làm gia tăng nguy cơxói lở bờ biển;

- Quản lý bảo tồn các cồn cát tự nhiên ven biển; trồng rừng ngập mặnvùng cửa sông và cây chắn cát vùng ven biển; xây dựng, củng cố công trình phòngchống xói lở bờ biển bảo vệ khu vực tập trung dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng;

- Hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp, nạovét các khu neo đậu tàu, thuyền kết hợp hậu cần nghề cá đảm bảo an toàn đối với việc neo đậu tàuthuyền tránh trú bão.


(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK