NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 (Phần 2)
Cập nhật : 14:45 - 20/07/2021

Luật Bảo vệ môi trườngnăm 2020 gồm 16 chương, 171 điều; được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thểhiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sứckhỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có rất nhiều điểm mới, một số điểm mới mang tính đột pháchính như sau:

3.Thay đổi căn bản công cụ đánhgiá tác động môi trường dựa trên kinh nghiệm quốc tế; thống nhất quản lý môi trườngtại doanh nghiệp trong giai đoạn vận hành thông qua việc cấp giấy phép môi trường; đồng bộ pháp luật về bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật hiện hành; cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

- Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã xác lập đúng vai trò công cụ đánh giá tác độngmôi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượngbáo cáo đánh giá tác độngmôi trường, đồng thời bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thểlà: quy định đánhgiá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáonghiên cứu khả thi dự án; cơ quan nhà nước không phê duyệt báo cáo đánh giá tác độngmôi trường của doanh nghiệp mà chỉ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường, đồng thời chủ dự án có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung nội dung dự án đầutư và báo cáo đánhgiá tác động môi trường để phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong quyết định phê duyệtkết quả thẩm định; quy định việc trình thẩm định đồng thời báo cáo đánh giá tác độngmôi trường với thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng để đồng bộvới Luật Xây dựng sửa đổi; Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dựán PPP hoặc kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng.Đặc biệt, với quy định quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường hết hiệu lực khi dự án, cơ sở được cấp GPMT, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã xác lập đúng vaitrò của công cụ đánh giá tác động môi trường tương ứng với giai đoạn triển khai, xây dựng trước khi dựán đi vào vận hành.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đã thu hẹp đối tượng phải đánh giá tác độngmôi trường so với quy định hiện hành (nhiều dự án không phải đánh giá tác độngmôi trường mà được cấp giấy phép môi trường ngay trong quá trìnhnghiên cứu khả thi và tăng cường hậu kiểm); đẩy mạnh việc phân cấp thẩm quyền thẩmđịnh báo cáo đánhgiá tác động môi trường cho địa phương (không giao các Bộ, ngành thẩm định đánh giá tác độngmôi trường như hiện nay, trừ Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an) nhằm thống nhấtthẩm quyền, trách nhiệm quản lý môi trường xuyên suốt đối với dự án đầu tư.

- Việc thực hiện song song các thủ tục cấp giấy phép, giấyxác nhận về môi trường (do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện) với cấp phépxả nước thải vào công trình thủy lợi (do cơ quan quản lý nhà nước về công trìnhthủy lợi thực hiện) trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế vàkhông bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp về tài nguyên nước.

Để khắc phục vấn đề này, Luật Bảo vệ môitrường 2020 đãbãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào côngtrình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trườngnhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tàinguyên nước; đồng thời giảm thủ tục hành chínhmạnh mẽ cho doanh nghiệp. Song song với chế định này, Luật cũng đã bổ sungtrách nhiệm, thẩm quyền tham gia, phản biện và đồng thuận của cơ quan quản lýcông trình thủy lợi ngay từ giai đoạn đánh giá tác động môi trườngcho đến khi cấp giấy phép môi trường đối với cơ sở xả nước thảivào công trình thủy lợi nhằm tăng cường công tác phối hợp của các cơ quan.

Luật Bảo vệ môi trường2020 cũng quy định thời hạn của giấy phép môi trườnglà 07 hoặc 10 năm theo kinh nghiệm quốc tế; thời điểm cấp giấy phép môi trườngđối với dự án đã đánh giá tác động môi trường là trước khi vận hành thửnghiệm công trình xử lý chất thải để đúng với bản chất của việc cấp phép về môitrường.

4. Đã định chế nội dung sức khỏe môitrường; bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt làmôi trường không khí, môi trường nước

Để kiểm soát các yếu tố môitrường có tác động đến sức khỏe con người, Luật đã quy định nội dung quản lýcác chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; quy định rõtrách nhiệm của Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong theodõi, kiểm soát, phòng ngừa các chất ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con ngườicũng như đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người,đặc biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại bệnh dịch mới.

Để nâng cao hiệu quả việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễmmôi trường nước mặt, Luật đã quy địnhviệc lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, môi trường khôngkhí nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các thành phần môi trường. Luậtquy định rõ trách nhiệm của UBND cấptỉnh trongviệc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thựchiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chấtlượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng triển khai các biện pháp xử lý trongtrường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm; tổchức thực hiện biện pháp khẩn cấp trongtrường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Không chỉ đượcquy định ở các nội dung về bảo vệ chất lượng môi trường không khí, đất, nước,việc bảo vệ các thành phần môi trường này còn được thể hiện tại nhiều nội dungcó liên quan trong Luật như các nội dung về quản lý nước thải, quản lý bụi, khíthải và các chất ô nhiễm khác cũng như các nội dung về quản lý chất thải rắn(sẽ góp phần giảm tác động đến môi trường đất, nước và không khí), quan trắccác thành phần môi trường, vv.

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK