NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 (Phần 1)
Cập nhật : 14:43 - 20/07/2021

Tại Kỳ họp thứ 10, năm2020 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 01tháng 01 năm 2022 và thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 gồm 16 chương, 171 điều;được bố cục lại so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đưa các quy định về bảo vệ các thànhphần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thànhphần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm,quyết định cho các chính sách bảo vệ môi trường khác. Luật đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạncủa dự án,bắt từ khâu xemxét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự áncho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: chiến lược bảo vệ môitrường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấyphép môi trường (GPMT) và đăng ký môi trường.

Lần đầu tiên, Luật thiết kế khung chính sách hướng đếnviệc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội; cải cáchmạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20-85ngày, góp phần giảmchi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

So với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có rất nhiều điểm mới, mộtsố điểm mới mang tính đột phá chính như sau:

1.Lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăngcường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồngthời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt độngbảo vệ môi trường

Thời gian qua,cộng đồng dân cư đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu nhất là thông qua việc hình thành các mô hình cộngđồng tham gia bảo vệ môitrường hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc thuthập, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trườngcủa doanh nghiệp.

Tuy nhiên, LuậtBảo vệ môi trường 2014 chưa quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tácbảo vệ môi trường, vì vậy chưa đẩy mạnh, phát huy được vai trò quan trọng của cộngđồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bổ sung “cộng đồng dân cư” vào phạm vi điều chỉnh và đốitượng áp dụng nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhóm đối tượng quantrọng này trong công tác bảo vệ môi trường cũng như thực hiện một trongnhững mục tiêu xuyên suốt của Luật là bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo ngườidân được sống trong môi trường trong lành.

Nhằm tạo thuận lợi cho cộngđồng dân cư phát huy được vai trò của mình trong công tác bảo vệ môi trường,Luật đã bổ sung quy định thiết lập hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh,kiến nghị, tham vấn của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, qua đó giúp cộng đồng dân cư có thể tham gia giám sát hoạt động bảo vệ môi trường thông qua công nghệ thông tin, tương tác các ứng dụng thông minhtrên điện thoại di động.

Để cộng đồng dân cư tham giahiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường thì thông tin đóng vai trò quan trọng. TrongLuật Bảo vệ môi trườngnăm2020, vấn đề công khai thông tin đãđược quy định xuyên suốt, thống nhất theo các nội dung cụ thể về bảo vệ môi trường,cùng với một khoản riêng quy định việc cung cấp, công khai thông tin về môitrường. Cụ thể, Luật đã bổ sung nguyên tắc hoạt động bảo vệ môi trườngphải được công khai, minh bạch; quy định rõ trách nhiệm công khai thông tinliên quan đến chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường đất, chấtthải nguy hại, kết quả quan trắc chất thải; chủ trương của Nhà nước là khuyến khích tổchức, cá nhân tham gia đóng góp, cung cấp thông tin về môi trường; trách nhiệmcủa Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của chủ dự án, cơ sở sảnxuất, kinh doanh, khu sản xuất, kinh doanh tập trung, cụm công nghiệp trongviệc cung cấp, công khai thông tin về môi trường. Luật đã dành một Điều quyđịnh công khai thông tin và sự tham gia của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phósự cố môi trường.

Việc côngkhai danh sách hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM lần đầu tiên được quy định. Việccông bố, công khai quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của cơquan thẩm định, công khai báo cáo ĐTM sau khi được phê duyệtkết quả thẩm định của chủ dự án, nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT,trừ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật củadoanh nghiệp theoquy định của pháp luật để lấy ý kiến của các bên liên quan cũng đã đượcquy định cụ thể trong Luật. Hình thức công khai được thực hiện thông qua cổngthông tin của cơ quan, tổ chức, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặccác hình thức khác, bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếpnhận thông tin; giao Chính phủ quy định chitiết nội dung và việc quản lý thông tin về môi trường; trình tự, thủ tục, thờiđiểm và hình thức cung cấp, công khai thông tin về môi trường.

Lần đầu tiên, tráchnhiệm của chủ dự án trong việc tham vấn cộng đồng dân cư, được quy định ngay từkhi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm thực hiện tham vấn, đối tượng tham vấn, nộidung tham vấn chủ yếu, hình thức tham vấn trong quá trình thực hiện ĐTM; kết quả tham vấn cộng đồng dân cư,cơ quan, tổ chức liên quan là thông tin quan trọng để chủ dự án nghiên cứu đưara giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đối với môi trường và hoàn thiện báocáo ĐTM của dự án. Trong quá trình lập hồsơ đề nghị cấp GPMT, Luật cũng đã quy định trách nhiệm của chủ dự án trongviệc tham vấn ý kiến các bên có liên quan.

2.Thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chímôi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mứcđộ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiệnmôi trường

LuậtBảo vệ môi trường năm 2020đã thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông quathể chếhóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trườngđể đổi lấy tăng trưởng kinh tế; bảo vệ môi trường không chỉ làphòng ngừa, kiểm soát, xử lý chất thải; các hoạt động sản xuất, phát triển phảihài hòa với tự nhiên, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. Đồng thời, Luậtcũng đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảmngười dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nướctrên thế giới và cũng, hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiệncác cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường, ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

Lần đầu tiên, Luật tiếp cận phương pháp quản lý môi trườngxuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường; sàng lọc, không khuyến khích các dựán không tuân theo quy luật tự nhiên, chiếm dụng lớn diện tíchrừng, đất lúa,tác động đến các di sản thiên nhiên,khu bảo tồn; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đến thực hiện dự án đầu tư. Theo đó dự án đầu tư được phân thành 04 nhóm: có nguy cơtác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ hoặc không cónguy cơ tác động xấu đến môi trường. Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể,cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp, cụthể là:

+ Quy định chỉ đối tượngcó nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơbộ tác động môi trường. Quy định này nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập củapháp luật hiện hành, gồm: Giảm TTHC cho nhiều nhà đầu tư,theo đó các dự án không thuộc Nhóm I sẽ không phải đánhgiá sơ bộ tác động môi trường nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí.

+ Áp dụng đầy đủ các côngcụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môitrường mức độ cao (đánh giá sơ bộ tác động môi trường, ĐTM, cấp GPMT nếu phátsinh chất thải phải quản lý); đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến vàthân thiện môi trường được cấp GPMT ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và tổchức hậu kiểm (thông qua thanh tra, kiểm tra) khi dự án đi vào hoạt động hoặcchỉ phải đăng ký môi trường (không phảilà thủ tục hành chính, được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, đơn giản) tại UBND cấpxã;

+ Xác lập lại đúng vai trò hoạt động quan trắc chất thải củadoanh nghiệp, Luật quy định các đối tượng xả nước thải, bụi, khíthải lớn ra môi trường phải quan trắc định kỳ; đối tượng phải quan trắc tự động,liên tục bao gồm các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vớilưu lượng phát thải trung bình trở lên và cơ sở không thuộc loại hình có nguycơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải lớn, các khu, cụm công nghiệp.Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc cụ thể sẽ do Chính phủ quy định để phùhợp với điều kiện phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ.

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK