Kết quả khảo sát về hoạt động bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021
Cập nhật : 14:42 - 21/12/2020

Trong năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tiến hành khảo sátđại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đối với chương trình bồi dưỡng đại biểu Hộiđồng nhân dân đầu nhiệm kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức với mẫu khảo sát ở 7 tỉnh,thành phố về 2 nội dung:

- Thực trạng Chương trình bồi dưỡng nhiệm kỳ 2016-2021

- Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nhiệm kỳ 2021-2026

Quan điểm đánh giá về từng nội dung được thể hiện thành 5 mức độ khác nhau:rất thấp, thấp, bình thường, cao, rất cao. Tương ứng với mức điểm từ 1 đến 5 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy:

1. Đối với bồi dưỡng đại biểu Hội đồngnhân dân cấp tỉnh

Qua khảo sát đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về chương trình bồidưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cho thấy

1.1 Về chương trình bồi dưỡng

- Với nội dung khảo sát

Chương trình chỉ phù hợp với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Kết quả 24,4% đánh giá mức độ không phù hợpvà rất không phù hợp; 35,1% đánh giá bình thường; 40,5% đánh giá phù hợp và rấtphù hợp. Cho thấy chỉ có 40,5% đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cảm thấy hàilòng với chương trình bồi dưỡng, một tỷ lệ không phải là cao.

- Với các nội dung khảo sát:

Sự phù hợp của chương trình với năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chương trình cập nhật có chọn lọc, chân thực, chính xác những luận cứ thựctiễn gắn với vị trí công tác của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình

Cho thấy đánh giá của đại biểu Hội đồng nhân dâncó xu hướng hình mái nhà, trong đó mức 1 điểm và 5 điểm có tỷ lệ đánh giá tươngđồng và khá thấp (khoảng trên dưới 5%), mức 2 điểm và 4 điểm có tỷ lệ đánh giátương đồng chiếm khoảng hơn 40% và bằng tỷ lệ đánh giá ở mức 3 điểm. Điều đócho thấy đại biểu đánh giá chương trình ở mức khá trở lên (mức 3 điểm trở lên)chỉ khoảng hơn 70% và chủ yếu ở mức chấp nhận được (mức 3 điểm và 4 điểm).

- Với nội dung khảo sát:

Chương trình cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và kỹ năng cầnthiết để đại biểu Hội đồng nhân dân tham khảo trong công việc được đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh đánh giá thấp hơn, có 65% đại biểu đánh giá ở mức chấpnhận được (mức 3 điểm trở lên) và có tới 34% đại biểu đánh giá dưới mức trungbình (mức 1 và 2 điểm).

Điều này cho thấy chương trình bồi dưỡng đáp ứng được cơ bản yêu cầu của đạibiểu nhưng vẫn cần phải điều chỉnh để giúp cung cấp kiến thức thực sự cần thiếtcho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

1.2 Về nội dung bồi dưỡng

- Với các nội dung khảo sát:

Bố cục các mục trong từng chuyên đề mang tính lô gíc

Giữa các chuyên đề không có sự trùng lặp về kiến thức.

Ngôn ngữ trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhớ

Mỗi chuyên đề được xây dựng trên cơ sở những tính huống thực tế mà đại biểuHội đồng nhân dân các cấp phải xử lý trong quá trình công tác

Tính cân đối giữa các chuyên đề trong chương trình

Kết quả cho thấy tỷ lệ đại biểu đánh giá ởmức bình thường (mức 3 điểm) là nhiều, tỷ lệ đại biểu thật sự hài lòng (mức 4và 5 điểm) không cao, thấp nhất là 31% với nội dung bố cục trong chuyên đề mangtính logic và cao nhất là 40% với nội dung tính cân đối giữa các chuyên đềtrong chương trình. Tỷ lệ đại biểu không hài lòng dao động từ 18% đến 29%. Chothấy nội dung bồi dưỡng trong tài liệu cần phải tiếp tục chỉnh sửa, trong đóchú trọng tới chỉnh sửa về ngôn ngữ trình bày để dễ hiểu hơn, bổ sung các tìnhhuống thực tế nhiều hơn, bố cục trong từng chuyên đề cần logic hơn.

Khảo sát về việc có nên giữ nguyên tài liệubồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân nhiệm kỳ 2016-2021 để dùng cho nhiệm kỳ tiếptheo hay không cũng củng cố cho nhận định trên khi có tới 78,4% đề nghị phải thayđổi, chỉ có 12,2% đề nghị giữ nguyên.

- Với nội dung khảo sát về chuyên đềtrong Tài liệu bồi dưỡng

Qua khảo sát cho thấy trên 70% đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp tỉnh quan tâm tới các chuyên đề chuyên sâu gồm: lĩnh vực đấtđai, lĩnh vực môi trường, lĩnh vực tài nguyên, lĩnh vực nông thôn mới, lĩnh vựclao động việc làm.

Điều này cho thấy đại biểu cần cung cấp kiếnthức chuyên ngành chuyên sâu để giúp cho hoạt động giám sát, quyết định các vấnđề quan trọng ở địa phương. Trong khảo sát chỉ đưa ra các lĩnh vực trên để đạibiểu cho ý kiến mà không để mở rộng để đại biểu tự đề xuất lĩnh vực mà mìnhquan tâm, do vậy, có thể còn có các lĩnh vực khác mà chưa được đánh giá.

1.3 Về thời điểm và thời lượng bồi dưỡng, giảng viên

- Về thời điểm, thời lượng tổ chức bồi dưỡng,hơn 70% đại biểu đánh giá ở mức 3 điểm trở lên, chỉ có dưới 5% đánh giá mức 1điểm (rất không phù hợp) cho thấy thời điểm tổ chức ngay năm đầu của nhiệm kỳlà chấp nhận được, thời lượng tổ chức khóa bồi dưỡng 2,5 ngày (5 buổi với 5chuyên đề) là phù hợp với đại biểu.

Khảo sát về thời điểm tổ chức bồi dưỡng đầunhiệm kỳ cũng khẳng định thêm nhận định này, đó là có tới hơn 70% đại biểu đềxuất tổ chức thời điểm này là rất phù hợp và phù hợp.

- Về giảng viên, chỉ có 33,8% đại biểu cảmthấy hài lòng, gần tương đương tỷ lệ không hài lòng là 29,7%, trong khi đó36,5% đánh giá tạm chấp nhận được. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên cần đượclựa chọn kỹ càng, phải được đào tạo kỹ năng giảng dạy, truyền đạt cho đại biểuHội đồng nhân dân.

2. Đối với bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và xã

Nhiệm vụ khảo sát là đánh giá Chương trìnhvà tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, bồi dưỡng đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và xã không phải đối tượng chính khảo sát.Trong phần này, chỉ nêu những nội dung chủ yếu có liên quan:

2.1 Tài liệu bồi dưỡng

Đa phần đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyệnvà cấp xã cho rằng Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ2016-2021 chỉ phù hợp với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Một số nội dungcó thể dùng chung cho cả 3 cấp như chuyên đề 3 Tổ chức chính quyền địa phương ởViệt Nam, chuyên đề 4 về Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân,chuyên đề 5 về Kỹ năng hoạt động. Tuy nhiên, cần phải điều chỉnh thêm cho phù hợpvới từng cấp Hội đồng nhân dân. Đối với đại biểu Hôi đồng nhân dân cấp nào thìcần đi thẳng vào nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của chính quyền địa phương và Hộiđồng nhân dân cấp đó.

Đối với cấp xã, Tài liệu cần đơn giản hơn,chủ yếu hướng dẫn quy định, quy trình, cách làm, hạn chế phần lý thuyết mangtính lý luận, giúp cho đại biểu Hôi đồng nhân dân thuận lợi trong tra cứu.

Việc giảm dung lượng Tài liệu bồi dưỡng đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp xã cũng là hợp lý khi so sánh số lượng đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp xã rất lớn (cấp tỉnh hơn 3.000 đại biểu thì cấp xã hơn200.000 đại biểu)

2.2 Thời điểm và thời lượng bồi dưỡng, giảngviên

Đa số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyệnvà cấp xã cho rằng thời điểm và thời lượng bồi dưỡng là phù hợp.

Về giảng viên, càng xuống cấp xã thì chấtlượng giảng viên càng giảm.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK