Những nội dung chính của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn
Cập nhật : 15:38 - 17/12/2020

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn có ý nghĩa vàvai trò rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng rãi đối với người lao động, ngườisử dụng lao động. Việc sửa đổi, bổ sung dự án luật kịp thời thể chế hóa cácquan điểm, chủ trương của Đảng; khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật Côngđoàn hiện hành; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặcbiệt là Hiến pháp năn 2013 và Bộ Luật Lao động năm 2019; đồng thời đáp ứng yêucầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộngvà sự phát triển kinh tế - xã hội khi Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tácToàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam – EU (EVFTA) và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)...

Theo Tờ trình số 19/TTr-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao đọngViệt Nam, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) lần này, tập trung sửa đổi, bổ sung15 điều trong tổng số 33 điều; bổ sung, thay thế một số từ, cụm từ tại một sốđiều, khoản của Luật Công đoàn. Nội dung sửa đổi, bổ sung trọng tâm vào các vấnđề lớn như: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy Công đoàn và cơ chế quản lýcán bộ công đoàn; hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới vàhoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệthống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động 2019.

1. Về địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam:

Khoản 1, Điều 1 của Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát và cụ thể hóa quy địnhcủa Hiến pháp 2013. Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung và xác định rõ về tên gọi “Công đoàn Việt Nam” cụ thể như sau: “Công đoàn ViệtNam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của ngườilao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những ngườilao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), chăm lo và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lýkinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quannhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền,nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nângcao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổquốc.” .

2. Về hoàn thiện quy định vềtổ chức bộ máy Công đoàn và cơ chế quản lý cán bộ công đoàn.

Hiện nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang trình cơquan có thẩm quyền Đền án “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Namtrong tình hình mới, nhiều nội dung trong Đề an có liên quan và ảnh hưởng trựctiếp đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn. Do đó, cần phảicó ý kiến chính thức của cấp có thẩm quyền để Quốc hội xem xét, thảo luận vàquyết định vấn đề này.

3. Về hoàn thiện cơ chế tàichính công đoàn trong hoàn cảnh mới (Điều 26, Điều 27 và Điều 29)

a. Về tài chính công đoàn (Điều 26)

- Dự thảo Luật đã bổ sung khoản 5, Điều 26 quy định các trườnghợp được xem xét miễn, giảm việc đóng kinh phí công đoàn vì đảm bảo tính linhhoạt trong xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, về cơquan có thẩm quyền quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm kinh phí côngđoàn đang có hai phương án: một là, giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định;hai là, giao cho Chính phủ quy định.

- Đối với quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chứcdoanh nghiệp đống bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chongười lao động (khoản 2, Điều 26), mặc dù Tổng Liên đoàn Lao động không đề nghịsửa đổi nội dung này, nhưng việc sửa đổi, bổ sung tại các điều khác lại có ảnhhưởng trực tiếp đến vấn đề này. Đồng thời, đây là vấn đề được dư luận, người sửdụng lao động hết sức quan tâm. Hiện có hai luồng ý kiến: một là, thống nhất tiếptục duy trì nguồn kinh phí công đoàn 2% và bổ sung quy định các trường hợp đượcxem xét miễn, giảm việc đóng kinh phí công đoàn; hai là, đề nghị điều chỉnh mứcthu nộp kinh phí công đoàn một cách phù hợp mà vẫn đảm bảo điều kiện hoạt độngcho tổ chức công đoàn nhưng không tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, người lao động,có thể quy định mức tối đa không quá 2% hoặc thấp hơn quy định hiện hành.

b. Về quản lý, sử dụng tàichính công đoàn (Điều 27)

- Về phân bổ kinh phí công đoàn (khoản 2, Điều 27): Về nguyêntắc, phải bám sát và thể chế hóa theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, đồng thời,để khắc phục những hạn chế trong thời gian qua về việc quản lý, sử dụng tàichính công đoàn.

- Về việc sử dụng nguồn kinh phí công đoàn, quản lý sử dụngtài chính công đoàn (khoản 3, khoản 4, Điều 27): Dự án Luật đã thay đổi căn bảnquy định về nội dung chi của tài chính công đoàn hiện nay (nhiều nội dung chikhông còn được thể hiện trong dự thảo luật), trong khi đó, Báo cáo đánh giá tácđộng chưa đề cập rõ về vấn đề này.

c. Về kiểm tra, thanh tra,kiểm toán, giám sát, công khai tài chính công đoàn (Điều 29)

Nguồn tài chính công đoàn được hình thành từ 4 nguồnkhác nhau và mỗi nguồn lại có tính chất riêng, do đó cơ chế quản lý, sử dụngcũng cần phải có sự phân định tách bạch, ngoài việc đảm bảo quyền tự quyết, độclập của tổ chức Công đoàn nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo tính công khai,minh bạch. Cụ thể, tại Dự thảo luật bổ sung quy định về việc thực hiện kiểmtoán định kỳ và đột xuất; bổ sung quy định rõ việc các cấp công đoàn thực hiệncông khai tài chính hằng năm…

4. Một số nội dung sửa đổi,bổ sung khác:

- Về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (Điều5) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1.Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpcó quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2.Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định củaĐiều lệ Công đoàn Việt Nam.

3.Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập, hoạt động hợp pháp,tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Namtheo trình tự, thủ tục do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định.”

- Về quyền tham gia kiểmtra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bổ sungthêm khoản 2, Điều 14 như sau:

2. Công đoàn chủtrì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của đoàn viên và của người lao động.”

- Về quyền,trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở (Điều 17), đượcsửa đổi, bổ sung như sau:

“Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở vàtổ chức của người lao động tại doanh nghiệp,công đoàn cấp trêncó quyền, tráchnhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao độngkhi được người lao động ở đó yêu cầu, trừ các trường hợp quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 63 và Điều 65 Bộ luật Lao động.”

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK