Thựchiện văn bản số 2273/BNV-ĐT ngày 20/5/2016 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xâydựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ2016 – 2021, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều banhành kế hoạch triển khai thực hiện gồm các nội dung: Mục đích, yêu cầu; Đốitượng bồi dưỡng; Nội dung bồi dưỡng; Kế hoạch triển khai; Kinh phí; Tổ chứcthực hiện.
Cácđịa phương tự mình tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấphuyện và cấp xã. Thông thường giao cho Trường Chính trị tỉnh chuẩn bị về nộidung, giảng viên. Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì hoạt động bồidưỡng, Trường Chính trị tỉnh phân công giảng viên và biên soạn tài liệu.
1. Chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã do các địaphương xây dựng có sự không đồng nhất. Qua lựa chọn Kế hoạch của Ủy ban nhândân cấp tỉnh về bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân ở 5 địa phương theo vùngmiền (Bắc Kạn, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Long An) cùng với xem xétbáo cáo của 7 địa phương nơi Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiến hành lấy phiếukhảo sát (Cao Bằng, Hòa Bình, Nghệ An, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, BếnTre, Tiền Giang) có thể thấy phân thành các nhóm sau:
- Nhóm địa phương sử dụng Tài liệu bồidưỡng của Bộ Nội vụ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cao Bằng.
- Nhóm địa phương trên cơ sở Tài liệu của Bộ Nội vụ có biên soạn lại và bổsung cho phù hợp với địa phương: Bắc Kạn,Quảng Ngãi,Nghệ An.
- Nhóm địa phương xây dựng Tài liệu bồi dưỡng riêng: Thừa Thiên Huế(gồm 3 nhóm kiến thức với 5 nội dung, Nhóm 1: Hội nhập quốc tế và kinh tế xã hội;Nhóm 2: giới thiệu 3 Luật liên quan tới Hội đồng nhân dân là Luật tổ chức chínhquyền địa phương, Luật hoạt động giám sát và Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật; Nhóm 3: Kỹ năng hoạt động gồm 3 chuyên đề chuyên sâu); Long An(3 nhóm kiến thức với6 nội dung, Nhóm 1: Kinh tế - xã hội Việt Nam và tỉnh; Nhóm 2: nhiệm vụ, quyềnhạn của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nhóm 3: kỹ năng hoạtđộng gồm 4 chuyên đề chuyên sâu), Hòa Bình(5 chuyên đề chuyên sâu theo các lĩnh vực kỹ năng, ngân sách, lấy phiếu tínnhiệm, đầu tư công).
Từ 12 địa phương mang tính vùng miền (miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồngvà duyên hải Bắc bộ, miền Bắc Trung bộ, miền Nam Trung bộ và Tây nguyên, miềnTây Nam bộ, miền Đông Nam bộ) có thể rút ra kết luận:
- Một số địa phương xây dựng Chương trình bồi dưỡng tập trung nhiều vàochuyên đề kỹ năng hoạt động
- Không có sự thống nhất về Chương trình bồi dưỡng
- Sự cân đối giữa các nội dung trong Chươngtrình bồi dưỡng cũng khác nhau.
2. Tài liệu bồi dưỡng
Tài liệu bồi dưỡng cơbản được xây dựng từ cuốn Tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân của BộNội vụ, các chuyên đề được rút gọn xuống cho phù hợp với đại biểu Hội đồng nhândân từng cấp và thời lượng lớp bồi dưỡng.
Nội dung tài liệu bồidưỡng các địa phương xây dựng cũng khác nhau, trong đó phần kiến thức chung chođại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp ở các địa phương xây dựng không giống nhau.
3. Thời gian, thời điểm tổ chức; đội ngũ giảng viên và phương phápbồi dưỡng
Độingũ giảng viên do địa phương tự tổ chức thường mời giảng viên Trường Chính trịtỉnh, có địa phương phối hợp với Phân viện của Trường Đại học Nội vụ tại thànhphố Hồ Chí Minh, có địa phương mời người có kinh nghiệm trong hoạt động Hộiđồng nhân dân đến trao đổi. Đội ngũ giảng viên ở các Trường tuy có phương phápgiảng nhưng kiến thức chuyên sâu về Hội đồng nhân dân không nhiều, chủ yếugiảng các chuyên đề về tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật, giảng viênthường ít có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Phươngpháp giảng dạy thường là thuyết trình, đơn điệu, ít sử dụng các phương phápkhác nhau.