I. VAI TRÒ BỘMÁY HÀNH CHÍNH VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của ViệtNam năm 2020
Trong "Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", Diễn đànKinh tế thế giới (WEF) đã ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của một số nền kinh tế,trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mạiđang khiến kinh tế thế giới trở nên bất ổn, và có thể làm giảm tốc thương mạitoàn cầu.
WEF xếp hạng Việt Nam là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ 67 thế giớitrong năm 2019, với 61,5 điểm - tăng 10 bậc và tăng 3,5 điểm so với năm 2018.WEF cho rằng Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành mộttrung tâm thương mại của khu vực.
- Tổng số 8/12 trụ cột tăng điểm và tăng nhiều bậc gồm: Ứng dụng công nghệthông tin tăng nhiều bậc nhất (54 bậc), Thị trường sản phẩm, năng động trongkinh doanh, Thị trường lao động, Năng lực đổi mới sáng tạo, Kỹ năng, Quymô thị trường. Trong đó, trụ cột thể chế tăng 0,3 điểm và 5 bậc (từ vị trí 94lên vị trí 89). Trong đó, đáng kể nhất là nhóm các chỉ số thể hiện Mức độ địnhhướng tương lai của Chính phủ tăng mạnh.
- 3 trụ cột tụt hạng: Hệ thống tài chính và Cơ sở hạ tầng(dù có tăng điểm); Y tế (giảm điểm),
- 1 trụ cột không đổi vị trí: Ổnđịnh kinh tế vĩ mô
Một số lưu ý: Chỉ số Thể chế (89) đứngdưới khá xa so với chỉ số chung về năng lực cạnh tranh (67). Chỉ số thành phầnDấu hiệu tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, hiện đứng ở gần cuối bảng (thứ 101),giảm 10 bậc so với năm 2018 (thứ 91).
2. Vai trò của Bộ máy hành chínhnhà nước trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Để nâng cao các chỉ số cạnh tranh quốc gia cần một giải pháp mang tính tổngthể, trong đó có xác định mũi nhọn đột phá, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đem lạithành công.
Một trong các giải pháp cần hướng tớilà cải cách bộ máy hành chính. Tác động và thay đổi bộ máy hành chính khoa họcvà hiệu quả sẽ nhanh chóng tác động tới việc nâng cao tất cả các chỉ số cạnhtranh quốc gia ở từng mức độ khác nhau.
Tồn tại nhiều yếu tố gây cản trở cho năng lực cạnh tranh của một quốcgia, đó là sự can thiệp thái quá của Nhà nước vào nền kinh tế, cạnh tranh khônghoàn hảo trên các thị trường, sự thiếu vắng các cơ chế thị trường để điều tiếtcác quá trình kinh tế, thị trường tài chính chưa phát triển, tình trạng thiếu hụtlực lượng lao động có trình độ cao với chuyên môn phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội,... trong đó nhấn mạnh tới hiệu quả làm việc thấp của các cơ quan hành chính nhà nước, việc thựcthi pháp luật còn hạn chế. Thể chế đóng vai trò quyết định đối với năng lựccạnh tranh của nền kinh tế.
3. Định hướng tiếp tục đổi mới bộmáy hành chính
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã thôngqua nghị quyết về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy củahệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết đánh giá“tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (trong đó có bộ máy hành chính nhànước – Tác giả) vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực,hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồngchéo, trùng lắp... Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấpvà trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạngbao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ”
Giải pháp đưa ra:
- Đến năm 2021: Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chứcvà các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đacấp trung gian, giảm cấp phó. Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chứcbộ máy
- Từ năm 2021 đến năm 2030: Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiệnmô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiệncụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; Phân định rõ và tổ chức thực hiện môhình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt.
- Chính phủ, các bộ,ngành: tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướngtập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luậtpháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổchức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. Khẩntrương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các bộ, ngành và các tổ chứctrực thuộc các bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chứcnăng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉdo một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Chủ động rà soát, sắp xếp,tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng;không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệtdo cấp có thẩm quyền quyết định.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chínhquyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính.