Những đề xuất trong nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013
Cập nhật : 15:33 - 17/12/2020

I. Các nhóm vấn đề cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung

Định hướngsửa đổi, bổ sung cần tập trung vào các nhóm vấn đề chính như sau:

- Sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến quy hoạch sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụngđất có rừng; giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất,đấu thầu dự án có sử dụng đất và hình thức chỉ định; người sử dụng đất;… để đảmbảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật nói chung, sự đồng bộ, thống nhất giữaLuật đất đai, Luật quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, LuậtNhà ở,….

- Sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến việc chuyển dịch đất đai như thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất, tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng, thuê quyền sửdụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi đểngười dân, doanh nghiệp tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất, kinh doanh, pháttriển kinh tế - xã hội.

- Sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằmtạo điều kiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp theo mô hìnhtập trung, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể sẽtập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức nhận chuyển nhượngquyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhận; điều kiện nhận chuyểnnhượng đất trồng lúa; các quy định để người sử dụng đất thực hiện các quyền mộtcách thuận lợi, tạo điều kiện để thị trường quyền sử dụng đất nói chung, thịtrường quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phát triển.

- Sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến tài chính đất đai, giá đất nhằm một mặt giảiquyết những ách tắc trong tổ chức thực hiện, khắc phục tình trạng lợi dụng trụclợi, tham nhũng từ đất đai; mặt khác nhằm đảm quyền lợi cho người dân, hạn chếtình trạng khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.

- Sửa đổi, bổsung các quy định liên quan đến cơ chế giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất nhằm triệt để cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnhvực đất đai.

II. Một số điểm lưu ý dành choĐại biểu Quốc hội khi lựa chọn các phương án chính sách trong quá trình xem xétvà sửa đổi Luật Đất đai.

1. Về đốitượng được xác định là người sử dụng đất

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốctế, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, vì vậy Luật Đấtđai cần sửa đổi bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoàitiếp cận quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng sạch để thực hiện các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế. Thực trạng nàycần làm rõ quy định doanh nghiệp có bao nhiêu % vốn đầu tư nước ngoài thì đượccông nhận là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có như vậy mới quy định cụthể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng đất.

          2.Về định giá đất

          Giáđất do Nhà nước quy định và quyết định luôn tấp hơn giá thị trường nhiều lần.giá đất do Nhà nước quyết định thấp làm cho giá trị bồi thường về đất khi Nhànước thu hồi đất cũng thấp. Đây là nguyên nhân dẫn tới các khiếu nại hành chínhvề giá đất do Nhà nước quết định luôn chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70% tổng số cáckhiếu nại chính của người dân. Nguồn thu từ đất và hệ thống thuế đất chiếm tỷtrọng thấp  trong tổng nguồn thu ngânsách nhà nước.

          Đâycũng là nguyên nhân chính gây ra lãng phí và tham nhũng trong quản lý đất đai,khi cơ quan hành chính vừa có thẩm quyền quyết định về đất đai, lại vừa có luônthẩm quyền quyết định về giá trị đất đai (vừa đá bóng, vừa thổi còi).

Hiện nay thểchế định giá đất chưa phù hợp kinh tế thị trường đã tạo khoản cách đáng kể giữagiá đất của Nhà nước quy định và giá thị trường. Để khắc phục tình trạng này,cần tiếp tục cải cách thể chế định giá đất theo hước phù hợp kinh tế thịtrường. Nội dung của giải pháp bao gồm:

          a)Giảm triệt để sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quá trình định giá đất;Chính phủ cũng không quy định về phương pháp định giá đất và khung giá các loạiđất; việc định giá đất cụ thể được giao cho hệ thống các tổ chức dịch vụ địnhgiá đất độc lập vì đây là lĩnh vực cần chuyên môn sâu, được quản lý như cáclĩnh vực dịch vụ chuyên ngành khác như đo đạc, lập bản đồ, điều tra, đánh giátài nguyên đất…

          b)Nhà nước hoàn chỉnh khung pháp lý và thể chế đểquản lý dịch vụ định giá đất độclập và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức của định giáviên trên nguyên tắc trao quyền cho Hiệp hội định giá.

3. Đất do cơsở tôn giáo sử dụng

Trên cơ sởthực tế về sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, Luật Đất đai cần có quy định cụ thểvề chế độ sử dụng các loại đất của cơ sở tôn giáo, sử dụng đất vào mục đích nàophải theo quy định chế độ quản lý, sử dụng của loại đất đó. Ví dụ nếu cơ sở tôngiáo sử dụng đất vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp phải thực hiện đăng kýkinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, được Nhà nước cho thuê đấthoặc được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Nếu sử dụng đích vào mụcđích hoạt động từ thiện như nhà trẻ, trường học, khám chữa bệnh phải tuân theocác quy định của pháp luật về giáo dục, y tế…

4. Về tài chính đấtđai: Hiện nay, Luật Đấu thầu có quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thựchiện dự án có sử dụng đất, các địa phương đang thực hiện hình thức này rấtnhiều. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 chỉ quy định về đấu giá quyền sử dụng đấtmà không quy định cụ thể về giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trongtrường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, dẫn đếncác địa phương còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Do đó, Luật Đất đai cầnsửa đổi, bổ sung quy định về tài chính đất đai đối với trường hợp đấu thầu lựachọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất để bảo đảm thống nhất giữa cácluật và tổ chức thực hiện.

5. Về giải phóng mặtbằngđể thực hiện các dự án đầu tư và áp dụng giá đất, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều sửa đổi theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất, tuyvậy việc quy định nhiều loại chính sách hỗ trợ, nhiều đối tượng và giao cho địaphương quy định cụ thể dẫn đến không có sự thống nhất giữa các địa phương,người dân khó hiểu, so sánh, suy bì gây khiếu kiện,làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Do đó, để bảo đảmthống nhất khi thực hiện việc bồi thường,hỗ trợ, Luật Đất đai cần sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉquy định khung hình thức hỗ trợ do bị thu hồi cho từng loại đất để áp dụngchung cả nước, còn giao UBND cấp tỉnh quy định hình thức hỗ trợ khác cho phùhợp với điều kiện kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng, từngdân tộc, tôn giáo, tính chất từng dự án.

6. Vấn đề đấtđai trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp

Cần có quyđịnh cụ thể xác định giá đất để tính giá trị tài sản của doanh nghiệp khi cổphần hóa doanh nghiệp.

7. Cơ chếgiám sát quản lý, sử dụng đất đai.

Cần có quyđịnh cụ thể về cơ chế giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, của đại biểu Quốchội, của Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận, của nhân dân về côngtác quản lý, sử dụng đất:

- Phạm vigiám sát.

- Thời giangiám sát.

- Quyền hạncủa tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát.

- Trách nhiệmcủa cơ quan nhà nước lien quan đến quản lý đất đai; trách nhiệm của người sửdụng đất.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK