Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Phần 2)
Cập nhật : 15:32 - 17/12/2020

II. Hệthống văn bản quy phạm pháp luật

Thực hiện Chiến lượcQuốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chốngthiên tai đã được bổ sung, hoàn thiện khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quà thực hiện,trong đó Luật Phòng, chống thiêntai (năm 2013) là văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực này đã có hiệu lựcthi hành, cùng với Luật, các văn bản hướng dẫnthi hành Luật như:

- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thihành Luật Phòng chống thiên tai;

- Nghị định số 94/2014/ NĐ-CP và Nghị định số83/2019/ NĐ-CP hướng dẫn về thành lập và vận hành quỹ phòng, chống thiên tai vàcác văn bản liên quan;

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP vcơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuấtvùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếpnhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phụckhó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; các bệnh nhân mắc bệnh hiểmnghèo.

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượngbảo trợ xã hội;

- Quyết định số 1776/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùngthiên tai, đặc biệt khó khăn,biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và địnhhướng đến năm 2020.

- Quyết định số 716/QĐ-TTg về triểnkhai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứngphó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

- Thông tư liên tịch số43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHDT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên taigây ra;

- Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạngiai đoạn 2016 – 2020;

- Tiêu chí an toàn trước thiên tai trong Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới;

- Tài liệu "Hướng dẫn Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị nhân lực,vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng chốngthiên tai";

- Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vựcphòng chống thiên tai.

….

Hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹthuật quốc gia cũng đã được rà soát, bổ sung. Những năm qua, đã ban hành 4 quychuẩn kỹ thuật quốc gia, 294 tiêu chuẩn quốc gia, 70 tiêu chuẩn cơ sở về phòng,chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và đang hoànthiện để ban hành tiếp 38 tiêu chuẩn quốc gia nhằm góp phần hoàn thiện hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý thống nhất trong quyhoạch, thiết kế và thi công các công trình hạ tầng nhằm đảm bảo bền vững, antoàn trước thiên tai.

2. Tổ chức bộ máy

2.1.Cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống thiên tai

Tổ chức bộ máyphòng, chống thiên tai (PCTT) được chia làm 4 cấp, trong đó Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về PCTT trên phạm vi cả nước, Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước vềPCTT, cụ thể:

a) Ở Trung ương:

Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lýnhà nước về phòng chống thiên tai là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn màtrực tiếp là Tổng cục PCTT với 8 bộ phận tham mưu quản lý nhà nước và 01 đơn vịsự nghiệp trong đó có các đơn vị gồm: Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai; Vụ Quảnlý thiên tai cộng đồng; Vụ Quản lý đê điều; Cục Ứng phó và khắc phục hậu quảthiên tai;Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, VụPháp chế thanh tra, Văn phòng Tổng cục; Trung tâm chính sách và kỹ thuật PCTT.

Các bộ, ngành không có cơ quanchuyên trách về PCTT mà nhiệm vụ này được giao cho các cơ quan kiêm nhiệm; theochức năng nhiệm vụ tham mưu để phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn thực hiện quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực được phụ trách theo phâncông của Chính phủ.

b) Ở địa phương:

Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xãthực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCTT trên địa bàn phụ trách. Trongđó:

- Đối với cấp tỉnh: nhiệm vụ thammưu về lĩnh vực PCTT được giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn màtrực tiếp là Chi cục Quản lý đê điều / Chi cục Thủy lợi;

- Đối với cấp huyện: nhiệm vụ thammưu về lĩnh vực PCTT được giao cho Phòng Nông nghiệp / Phòng Kinh tế; trong đó:01 phó trưởng phòng phụ trách, 01 chuyên viên theo dõi; song thực tế tại nhiềuđịa phương không có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực này;

- Đối với cấp xã: Hiện chưa có chứcdanh công chức PCTT, tuy nhiên, nhiệm vụ này được giao cho cán bộ phụ tráchnhiều lĩnh vực trong đó có phòng chống thiên tai.

2.2.Cơ quan điều phối liên ngành, chỉ đạo, chỉ huy công tác PCTT:

Cơ quan điều phối liên ngành, chỉđạo, chỉ huy công tác phòng chống thiên tai được phân thành 4 cấp:

a) Cấp Trung ương:

- Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT doBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT là Trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo cácBộ, ngành, cơ quan liên quan kiêm nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ trong việc điều phối triển khai công tác phòng chống thiên tai cấp quốcgia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiêntai. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đặttại Tổng cục Phòng chống thiên tai.

- Một số bộ, ngành thành lập BanChỉ huy PCTT&TKCN cấp bộ do lãnh đạo Bộ làm Trưởng ban. Cơ quan tham mưu,tổng hợp được giao cho một đơn vị trực thuộc kiêm nhiệm.

b) Ở địa phương:

- Đối với cấp tỉnh: thành lập Banchỉ huy PCTT và TKCN do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Nhiệm vụ Văn phòngthường trực được giao cho Chi cục Quản lý đê điều / Chi cục Thủy lợi đảm nhiệm.

- Đối với cấp huyện: thành lập Banchỉ huy PCTT và TKCN do Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Nhiệm vụ Văn phòngthường trực được giao cho Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế đảm nhiệm.

- Đối với cấp xã: thành lập Ban chỉhuy PCTT và TKCN do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban. Nhiệm vụ tổng hợp đượcgiao cho cán bộ phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có phòng chống thiên tai.

Về tổ chức và nguồn nhân lực thực thinhiệm vụ về phòng, chống thiên tai hiện nay hầu hết là hoạt động theo chế độkiêm nhiệm, song với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và từng cá nhân thời giaqua nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt được nhiều kếtquả.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK