Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Phần 1)
Cập nhật : 15:31 - 17/12/2020

Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiếnlược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 với mục tiêu:“Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảmnhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại vềngười và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và disản văn hoá, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảođảm quốc phòng, an ninh”. Chiến lược đã đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam về tầm nhìn xa,tính bao quát, toàn diện, khả năng xác định mục tiêu rõ ràng trong nhiệmvụ phòng tránh, giảm nhẹ thiêntai gópphần phát triển bền vữngkinh tế, xã hội.

Năm2019, sau hơn 10 năm triển khai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiếnhành đánh giá việc thực hiện Chiếnlược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020,trong đó đã tổng kết, đánh giá những ảnh hưởng của thiên tai đến mọi mặt củađời sống xã hội và hệ thống các văn bản pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước vềphòng, chống thiên tai hiện nay ở Việt Nam.

I. Tình hình thiên tai ở Việt Nam trong những năm qua[1].

Những năm qua, do ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực của phát triển kinh tế, xã hội, diễnbiến thiên tai trên thế giới ngày càng gia tăng, cực đoan, trong đó đặc biệt làbão mạnh, siêu bão; lũ quét, sạt lở đất, lũ lớn, lũ lịch sử,…xuất hiện với tầnsuất ngày càng cao gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng,tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất kinh doanh của người dân. Ở Việt Nam, diễn biến thiên tai ngàycàng khốc liệt cả về mức độ nguy hiểm, đây là thách thức to lớn đối với công tácphòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Số liệu thống kê cho thấy, thiên tai có xu thế giatăng bất thường, số lần xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn, nhấtlà bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn... Đặc biệt trong năm 2017, 2018 và 2019,thiên tai diễn ra liên tục khắp các vùng miền trên cả nước: bão, lũ quét, sạtlở đất ở miền núi phía Bắc; lũ lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung; sạt lở bờsông, xói lở bờ biển nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long,…

Cụ thể là:

1. Về bão: Là quốc gia có đường bờ biển dài trên 3.000km với gần 110.000 tàuthuyền đánh bắt hải sản, cùng với các hoạt động kinh tế, vận tải trên biển, venbiển nên thường xuyên chịu tác động trực tiếp của các cơn bão hình thành từThái Bình Dương (một trong 05 ổ bão lớn nhất thế giới); trung bình hàng năm cótừ 11 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông, trong đó 5 - 6cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Điển hình phải kể đến: bão Tembin năm 2017; bão Damrey năm 2017 đổ bộ vào Khánh Hòa, Phú Yên với gió cấp 12, giật trên cấp 12, chưatừng xảy ra tại các tỉnh Nam Trung Bộ gây thiệt hại lớn về người và tài sản; năm 2013, 14 cơn bão và 05 ATNĐ ảnh hưởng đến nước ta, trong đó có siêu bão Haiyan với sức gió cấp 16 - 17 và đặc biệt năm 2017, là năm kỷ lục về số lượng bão và áp thấp nhiệtđới, với 16 cơn bão, 04 ATNĐ xuất hiện và hoạt động trên biển Đông, trong đóbão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ và bão số 16 đi qua quầnđảo Trường Sa với sức gió trên cấp 11- 12 giật cấp13-15 (rủi ro thiên tai cấp độ 4).

2. Vềmưa,ngập lụt: Mưa lớn và đặcbiệt lớn xảy ra thường xuyên trên diện rộng và cục bộ đã gây lũ lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng tại nhiều khu vực trênphạm vi toàn quốc, trong đó đặc biệt là trận mưa cuốitháng 10/2008xảy ra tại Hà Nội và đồngbằng Bắc Bộ gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng, nhất làtại thành phố Hà Nội; mưa đặc biệt lớn kéo dài trong 5 ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015 tại Cửa Ông (Quảng Ninh); mưa lớn kéo dài liên tục từ giữa tháng 6 đến đầutháng 7/2017 tại các tỉnh Bắc Bộ; đợt mưa lớn trên diện rộng xuất hiện trái mùa(giữa tháng 10/2017) tại khu vực Hòa Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình; đợt mưa đặcbiệt lớn (xấp xỉ mức lịch sử) sau bão số 12 vào đầu tháng 11/2017 tại các tỉnhmiền Trung (với tổng lượng nước trong đợt khoảng 19,0 tỷ m3 nước),đã gây ngập sâu tại thành phố Huế, thị xã Hội An đúng vào tuần lễ Hội nghị cấpcao APEC;

3. Về lũ:Lũ lớn và lũ lịch sử liên tiếp xuất hiện tại cácvùng, miền trên phạm vi cả nước, điển hình là năm 2002,2015 ở Bắc Bộ; năm 2003, 2007, 2009, 2010, 2011, 2016, 2017 ở TrungBộ và năm 2011 ở Nam Bộ. Trong đó một số nơi đạt mức lịch sử, hoặc tương đương mức lũ lịch sử, như năm 2011 ởPhú Yên (mức lịch sử), năm 2016 tại Bình Định (mức lịch sử); năm 2017 tại mộtsố sông thuộc Ninh Bình, Thanh Hóa với mức lũ vượt mức lịch sửtừ 0,5 đến 1,0m gây hư hỏng nặng nề đối với hệ thống đê điều với 244 sự cố trêntổng chiều dài 90km.

4. Về lũ quét, sạt lở đất:Đây là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên tại các tỉnh miền núi gây thiệthại nghiêm trọng về người và tài sản. Trong gần 20 năm qua, lũ quét và sạt lởđất tại các tỉnh miền núi phía Bắc có xu thế tăng rõ rệt, với tổng số 300 trậnlũ quét, sạt lở đất có quy mô và phạm vi ngày càng lớn, gây thiệt hại nặng nềvề tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, đặc biệt năm 2017 và giữa năm2018 lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng tại các tỉnh miềnnúi: tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La), Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái) vào đầutháng 8/2017; tại các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, TP Hoà Bình (tỉnh Hòa Bình) giữatháng 10/2017; tại các tỉnh Lai Châu, Hà Giang vào cuối tháng 6/2018.

5. Về sạt lở bờ sông, xói lở bờbiển: Đang có diễn biến ngày càng nghiêm trọng, uy hiếptrực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu vực ven sông, venbiển, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển một số tỉnh miềnTrung như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau là khu vực tậptrung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế xã hội đang có tốc độ phát triểnnhanh. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 2.055 điểm sạt lở với tổng chiều dàitrên 2.710 km: Bắc Bộ có 471 điểm tổng chiềudài 413 km; Trung Bộ và Tây Nguyên có 905 điểm tổng chiều dài 1348 km; Nam Bộcó 679 điểm, tổng chiều dài 949 km; trong đó sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 93điểm, tổng chiều dài 273 km, riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện58 điểm, dài 155,3km.

6. Về nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn:Nắng nóng gay gắtở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ năm 2014, với nền nhiệt độ cao phổ biến từ 39 - 400C,nhiều nơitrên 400C, kéo dài kỷ lục trong vòng 60 năm qua; ảnh hưởng của ElNino đã gây ra hạn hán trên phạm vi rộng, tình trạng cạn kiệt nguồn nước tại các dòng sôngtrên cả nước ngày càng phổ biến, trong đó đặc biệtnghiêm trọng là đợt hạnhán và xâm nhập mặn xảy ra từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 tại các tỉnh thuộcTây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long[2].

- Rét đậm, rét hại cũng xảy ra thường xuyên và duy trìnhiều ngày, nhất là ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Trong đó đặc biệt là đợtrét đầu năm 2016, được đánh giá có nền nhiệt độ thấp nhất trong vòng 100 nămqua[3].

Ngoài ra, còn nhiều thiên tai khác đãvà đang có chiều hướng gia tăng như gió mạnh trên biển, dông lốc, sét, sươngmù,... cũng gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sốngcủa nhân dân.

7. Thiệt hại do thiêntai gây ra

Theo số liệu thốngkê trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mấttích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP và ảnhhưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội, đồngthời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thiệt hại trên biểnđã giảm, tuy nhiên thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi có xuhướng gia tăng. Đặc biệt, năm 2017 và năm 2018 là những năm thiên tai đã gâythiệt hại nặng nề về người và tài sản, để lại những hậu quả sau nhiều năm mớicó thể khắc phục và làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân[4].



[1] Những số liệu trong bài viết được tham khảo tại Đề án “Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn2050” của Bộ NN&PTNT (01/2019).

[2] xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn cùng thời kỳgần 2 tháng và lấn sâu vào đất liền có nơi tới trên 90km là đợt xâm nhập mặn gay gắt nhấtchưa từng xuất hiện trọng lịch sử quan trắc, với độ mặn lớn nhất vào sâu hơntrung bình nhiều năm từ 10 đến 25km.

[3] đã xuất hiện băng giá và mưatuyết tại nhiều nơi, thậm chí một số nơi rất ít khi xảy ra như Ba Vì (Hà Nội),Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mai Châu (Hòa Bình), Kỳ Sơn (Nghệ An)

[4] Năm 2017 thiên tai đã làm 386 người chết và mất tích;8.166 nhà bị đổ, trôi; 610.000 nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp; 364.000ha lúa và hoa màu bị ngập; 60.400 ha nuôi trồng thủy sản và 76.500 lồng bè bị mất,thiệt hại ước tính thiệt hại khoảng 60.000 tỷ đồng; Bảy tháng đầu năm 2018, thiên tai đã làm113 người chết và mất tích, 81 người bị thương, 928 nhà bị đổ sập, 117.347 halúa và hoa màu bị ngập, ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 6.000 tỷ đồng.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK