QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (Phần 3)
Cập nhật : 15:29 - 17/12/2020

2.6. Hộiđồng nhân dân, đại biểu HĐND giám sát hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp.

- Nội dung giám sát:

          1). Giám sát Viện Kiểm sát nhân dânthực hành quyền công tố:là hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội đối vớingười phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xétxử vụ án hình sự.

          +Xem xét các yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân về việc:  khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc khôngkhởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bịcan của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộluật tố tụng hình sự quy định;

          +Xem xét các Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháphạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theoquy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

          +Xem xét việc Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố,điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra;

          +Xem xét việc Viện Kiểm sát nhân dân Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tưpháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theoquy định của luật; Quyết định việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điềutra, truy tố;  Quyết định việc truy tố,buộc tội bị cáo tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trongtrường hợp Viện kiểm sát nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, ngườiphạm tội;

          2). Giám sát Viện Kiểm sát nhân dânthực hiện Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp: là hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơquan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếpnhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hìnhsự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếunại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy địnhcủa pháp luật.

          +Giám sát Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện các hoạt động: Trực tiếp kiểm sát;xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức,cá nhân trong hoạt động tư pháp; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có viphạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật;kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tưpháp;  Kiểm sát việc giải quyết khiếunại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

          + Xem xét việc kháng nghị, kiến nghị của Việnkiểm sát nhân dân.

- Hình thức giám sát:

+ Định kỳ (quý, sáu tháng) Thường trực HĐND nghe Viện kiểm sát nhândân cùng cấp báo cáo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình;

+ Yêu cầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân giải trình những vấnđề Thường trực HĐND quan tâm (thu thập từ ý kiến cử tri, nhân dân, đại biểuHĐND, các Ban HĐND) tại các phiên họp định kỳ hàng tháng của Thường trực.

+ Tổ chức giám sát chuyên đề về một vấn đềnào đó thuộc chức năng của Viện kiểm sát nhân dân.

+ Đại biểu HĐND trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, khiphát hiện vấn đề từ cử tri, nhân dân có thể kiến nghị với Thường trực HĐND đểtập hợp và tổ chức giám sát; đồng thời đại biểu thu thập thông tin liên quan đềhoạt động xét xử (nói chung) của tòa án, hoặc một vụ án cụ thể nào đó để thamgia giám sát cùng đoàn của HĐND.

2.7- Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND giám sát hoạt động điềutra của Cơ quan Điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động Điều tra, người có thẩm quyền Điều tra hình sự.

- Giám sát các cơ quan điều tra trong các hoạt động:

+ Tiếp nhận, giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ Tiến hành Điều tra cáctội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tộiphạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

+ Tìm ra nguyên nhân,Điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biệnpháp khắc phục và ngăn ngừa.

- Giám sát các cơ quan được giao nhiệm vụ điều travề các hoạt động:  tiếpnhận tố giác, tin báo về tội phạm; tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minhvà Điều tra theo quy định.

- Hình thức giám sát:

+Định kỳ nghe các cơ quan điều tra, cơ quan được giao điều tra báo cáo về việcthực hiện nhiệm vụ điều tra.

+Chọn nghe báo cáo về việc điều tra một vụ việc cụ thể nào đó nếu có ý kiến,kiến nghị của cử tri, của nhân dân (về sự thiếu khách quan, thiếu minh bạch,..)

2.8- Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND giámsát hoạt động củacơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

- Nội dung giám sát:

+ Bảo đảm thi hành đúng bản án của Tòa án đã có hiệu lực phápluật;

+ Bảo đảm đúng nguyên tắc trong thi hành án hình sự (Quy định tạiđiều 4, Luật Thi hành án hình sự)

+ Không vi phạm các điều cấm trong thi hành án hình sự (quy địnhtại điều 10, Luật Thi hành án hình sự)

- Đối tượng giám sát:

          +Các cơ quan thi hành án hình sự: Cơ quan thi hành án hình sựCông an cấp tỉnh; Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện;

          +Các cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự: cáctrại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấpxã;

- Hình thức giám sát:

+Định kỳ làm việc với các cơ quan, nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụvà việc thi hành án hình sự, về thực hiện giam giữ và thi hành án, về việc quảnlý của UBND cấp xã về các đối tượng mãn hạn tù, đối tượng cải tạo không giamgiữ,..

+Có thể tổ chức giám sát chuyên đề khi các cơ quan thi hành án có dấu hiệu viphạm nguyên tắc, những điều cấm trong thi hành án hình sự.

+ Đại biểu HĐND trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, khiphát hiện vấn đề từ cử tri, nhân dân về thi hành án hình sự có thể kiến nghịvới Thường trực HĐND để tập hợp và tổ chức giám sát; đồng thời đại biểu thuthập thông tin liên quan để tham gia giám sát cùng đoàn của HĐND.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK