Quy định của pháp luật về giám sát hoạt động tư pháp của Hội đồng nhân dân (Phần 2)
Cập nhật : 15:28 - 17/12/2020

2.2. Đại biểu Hội đồngnhân dân chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp

Đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện qua thu thập thông tin từ cử tri,nhân dân; qua tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, ... nêu câu hỏi chất vấn về tráchnhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấptrong việc: tổ chức công tác xét xửcủa Tòa án nhân dân cấp mình; trong tổ chức thực hiện nguyên tắc xét xử (Thẩmphán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật); trong thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.

(Trình tự, cách thức chất vấn thực hiện theo quyđịnh tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015)

2.3. Hội đồng nhân dânxem xét trả lời chất vấn của Chánh án tòa án nhân dân, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùngcấp

Khiđại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét phân bổ thờigian/ hình thức trả lời chất vấn phù hợp tại kỳ họp hoặc trả lời bằng văn bản.

Tạikỳ họp, Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm trả lời, nội dung trả lời, camkết giải quyết những kiến nghị (nếu có). Nếu thấy cần, Hội đồng nhân dân có thểra Nghị quyết về vấn đề chất vấn.

Thườngtrực Hội đồng nhân dân phân công giám sát việc thực hiện những cam kết giảiquyết của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấpsau hội nghị chất vấn.

2.4. Thường trực Hộiđồng nhân dân yêu cầu Chánhán Tòa án nhân dân, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp giải trìnhtại phiên họp thường trực về những vấn đề Thường trực Hội đồng nhân dân quantâm.

Giữahai kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân họp định kỳ hàng tháng để thực hiệncác nội dung chất vấn và giải trình đối với những cơ quan có vấn đề mà Thườngtrực Hội đồng nhân dân quan tâm (qua ý kiến cử tri, đề nghị của đại biểu, Các Bancủa Hội đồng nhân dân). Khi có vấn đề Thường trực Hội đồng nhân dân quan tâmthuộc chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thì Chánhán Tòa án nhân dân, Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phải có tráchnhiệm giải trình.

Đạibiểu Hội đồng nhân dân, thành viên các Ban Hội đồng nhân dân được mời dự hộinghị giải trình giám sát nội dung giải trình, giám sát thực hiện cam kết, lờihứa thực hiện sau hội nghị giải trình.

2.5. Hộiđồng nhân dân, đại biểu Hộiđồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân.

- Đối tượng, nội dung giám sát:

          +Giám sát hoạt động của Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân (cấp tỉnh): việc kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theothủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

          + Giám sát hoạt động xét xử của các tòa án chuyêntrách của Tòa án nhân dân: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinhtế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

          Tòaán nhân dân cấp tỉnh: xét xử Sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật;xét xử Phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh vàtương đương bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

          Tòaán nhân dân cấp huyện: xét xử sơ thẩm và giải quyết các việc khác

- Hình thức giám sát:

+ Hội đồng nhân dân (hoặc giao cho Thường trực/hoặc Ban pháp chế),định kỳ nghe Tòa án nhân dân báo cáo về tình hình, kết quả xét xử.

+ Hội đồng nhân dân tổ chứcđoàn giám sát chuyên đề về một vấn đề nào đó trong việc thực hiện quyền xét xửcủa Tòa án nhân dân, một vụ án cụ thể nào đó (qua ý kiến cử tri, qua khiếu nại,tố cáo ...).

+ Chọn vấn đề Thường trực Hội đồngnhân dân quan tâm để yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân giải trình tạiphiên họp Thường trực.

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân trongquá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, khi phát hiện vấn đề từ cử tri, nhân dâncó thể kiến nghị với Thường trực Hội đồng nhândân để tập hợp và tổ chức giám sát; đồng thời đại biểu thu thập thôngtin liên quan đến hoạt động xét xử (nói chung) của tòa án, hoặc một vụ án cụthể nào đó để tham gia giám sát cùng đoàn của Hộiđồng nhân dân.

Ở đây, có vấn đề đặt ra là: Hội đồng nhân dân có giám sát kết quảxét xử một vụ án cụ thể hay không?

Về mặt pháp lý, Hội đồng nhân dâncó thẩm quyền giám sát hoạt động xét xử của tòa án nhân dân. Nhưng đối với vụán cụ thể, không cần thiết phải giám sát, vì: trong quy trình thực hiện tốtụng, đã có sự kiểm sát lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia tố tụng đảm bảo đúngquy định pháp luật và quyền con người, quyền công dân; hơn nữa, các vụ án còncó thứ tự hoạt động xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm để đảm bảo sựnghiêm minh, chính xác; mặt khác, Hội đồng nhândân cũng không có khả năng giám sát xét xử một vụ án cụ thể.

 

 

 

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK