Đánh giá hoạt động bồi dưỡng đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 (do các đơn vị ngoài Bộ Nội vụ tổ chức)
Cập nhật : 15:26 - 17/12/2020

Ngoài hoạtđộng bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Bộ Nội vụ tổ chức hoặc ủyquyền tổ chức, hiện nay ở Việt Nam nhìn chung có 3 mô hình đặc thù có triểnkhai tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn dành cho đại biểu Hội đồng nhândân. Cụ thể là:

- Ban Côngtác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trực tiếp là Trung tâm bồi dưỡngđại biểu dân cử - trực thuộc Ban (mô hình hợp tác và hỗ trợ địa phương bồi dưỡng);

- Đơn vịkinh doanh (đơn vị sự nghiệp đào tạo của nhà nước hoặc công ty đào tạo tư nhân)

- Hội đồngnhân dân các huyện, quận, thị xã tự tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấphuyện và cấp xã (theo nhu cầu của từng địa phương).

 

1. Ban Côngtác đại biểu/Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử

- Thứ nhất, Trung tâm Bồi dưỡng đạibiểu dân cử (thuộc Ban Công tác đại biểu) phối hợp với Thường trực Hội đồngnhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu của địaphương đó. Nội dung bồi dưỡng được xây dựng dựa trên đề xuất của địa phương, kinhphí tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu (ăn, nghỉ, hội trường …) do địaphương chịu trách nhiệm. Ban Công tác đại biểu (trực tiếp giao cho Trung tâmBồi dưỡng đại biểu dân cử) hỗ trợ xây dựng chương trình tập huấn, tài liệu vàmời báo cáo viên. Hàng năm, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức khoảng30 hội nghị ở các tỉnh, thành phố; đối tượng tham dự, có địa phương mở rộng tớilãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban cấp huyện, có địa phương bồidưỡng trực tiếp qua kênh truyền hình của tỉnh và thông báo tới đại biểu Hộiđồng nhân dân các xã, phường, thị trấn nghe.

- Thứ hai, Trung tâm bồi dưỡng đại biểudân cử sử dụng kinh phí tài trợ của các dự án, trực tiếp tổ chức các hội nghịbồi dưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân, thường là theo cụm các tỉnh,theo khu vực. Trung tâm đảm bảo về nội dung chương trình, báo cáo viên, cũngnhư các công tác hậu cần khác. Số lượng Hội nghị bồi dưỡng không nhiều (2-3 hộinghị/năm), số lượng đại biểu tham dự mỗi hội nghị ít (50 - 60 đại biểu/cuộc).

Một số nhận xét, đánh giá về hoạt độngbồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân do Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử tổchức.

1.1. Chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhândân

Chương trình bồi dưỡng được tổ chứcđịnh kỳ, thường xuyên hàng năm, linh hoạt về nội dung, thời gian tổ chức để phùhợp với hoạt động chung của địa phương. Kiến thức, kỹ năng của đại biểu Hộiđồng nhân dân được cập nhật thường xuyên trong cả nhiệm kỳ.

Đối tượng bồi dưỡng chủ yếu là đại biểuHội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài ra có lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dânvà lãnh đạo Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện, cán bộ Văn phòng Hội đồng nhândân. Chỉ xét riêng cấp tỉnh, không phải tất cả đại biểu Hội đồng nhân dân đềuđược bồi dưỡng mà chỉ những tỉnh, thành phố có đề nghị phối hợp thì Ban Côngtác đại biểu mới triển khai.

Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu củađịa phương vì do địa phương đặt hàng, trao đổi với Trung tâm bồi dưỡng đại biểudân cử để thống nhất.

1.2. Tài liệu bồi dưỡng 

Tài liệu bồi dưỡng không được chuẩn bịtheo bộ tài liệu chuẩn. Mỗi Hội nghị bồi dưỡng có nội dung giống nhau nhưng nếumời giảng viên, báo cáo viên khác nhau thì tài liệu bồi dưỡng khác nhau vì tàiliệu do giảng viên, báo cáo viên chuẩn bị.

Việc thẩm định tài liệu bồi dưỡng cũngđược tiến hành đơn giản, không có Hội đồng thẩm định. Giảng viên, báo cáo viên vàTrung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu. Tàiliệu bồi dưỡng, vì thế, mang đậm màu sắc cá nhân của từng giảng viên, báo cáoviên. Ví dụ, cùng là kỹ năng tiếp xúc cử tri, báo cáo viên là đại biểu Quốc hộiứng cử ở miền núi sẽ có kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn trong tiếp xúc cửtri khác đại biểu Quốc hội ứng cử ở miền Tây Nam bộ nên phần trình bày sẽ khácnhau.  

1.3. Thời gian, thời điểm tổ chức; đội ngũ giảng viên vàphương pháp bồi dưỡng

Việc tổ chức bồi dưỡng nhìn chung tốt,đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất. Tổ chức Hội nghị thành công hay khônggắn với trách nhiệm của lãnh đạo Hội đồng nhân dân, do vậy các Hội nghị bồidưỡng do lãnh đạo Hội đồng nhân dân chủ trì nên tiến hành nghiêm túc, đại biểutham dự đông.

Đội ngũ giảng viên thường lựa chọn lànhững người có kinh nghiệm trong hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cóngười đã nghỉ công tác, có người đang công tác. Ví dụ như: TS Bùi Sỹ Lợi, PhóChủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội; GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủnhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – thiếu niên và nhi đồng; TS Bùi Đức Thụ, nguyên Ủy viên Ủy ban Tàichính – ngân sách; TSLê Văn Hoạt, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; ông Trần ĐìnhKhoa, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng tàu… Những giảng viênlựa chọn có kinh nghiệm trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nên nội dung thựctiễn lồng ghép trong bài giảng hấp dẫn người nghe.

Đối với các chuyên đề chuyên sâu,thường mời những chuyên gia trong lĩnh vực, không nhất thiết là người có kinhnghiệm làm đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân. Những chuyên gianày có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực nên nội dung giảng được đại biểulắng nghe. Nhược điểm là chú trọng nội dung, ít gắn với kỹ năng hoạt động củađại biểu Hội đồng nhân dân.

Các giảng viên do Trung tâm bồi dưỡngđại biểu dân cử mời hầu hết được đào tạo qua lớp TOT (training for trainers - bồidưỡng giảng viên nguồn) do Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức cuối mỗinhiệm kỳ để chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới, hoặc người có nhiều kinh nghiệm tronggiảng dạy, do vậy, giảng viên, báo cáo viên có kiến thức sư phạm, có phươngpháp bồi dưỡng phù hợp với người lớn tuổi. Phương pháp bồi dưỡng kết hợp thuyếtgiảng – làm bài tập trên lớp – thực hành đóng vai … tạo không khí sôi nổi tronglớp học, tránh nhàm chán.

Việc sử dụng nhiều phương pháp ngoàiphương pháp thuyết trình đòi hỏi giảng viên phải có hiểu biết sâu về chuyênmôn, lĩnh vực, có khả năng điều hành tốt.

2. Đơn vị kinh doanh

Một số đơn vị sự nghiệp có chức năng đào tạohoặc công ty đào tạo tư nhân tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp huyện và cấp xã. Các đơn vị này thường liên hệ với Thường trựcHội đồng nhân dân cấp huyện để tổ chức hoặc tổ chức các lớp bồi dưỡng và gửi giấymời về Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện để đăng ký tham dự.

Chương trình bồi dưỡng thường do đơn vịkinh doanh trao đổi với Thường trực Hội đồng nhân dân để xây dựng, rất linh hoạtvà đáp ứng được yêu cầu địa phương. Thường nội dung bồi dưỡng gắn với thế mạnhcủa đơn vị kinh doanh, ví dụ như Trường đào tạo cán bộ kiểm toán thuộc Kiểmtoán nhà nước có thế mạnh về lĩnh vực bồi dưỡng việc phê chuẩn, giám sát vềngân sách nhà nước nên thường liên kết với Thường trực Hội đồng nhân dân mở cáclớp bồi dưỡng về lĩnh vực này.

Tài liệu bồi dưỡng cũng giống như củaTrung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, đó là do các báo cáo viên tự xây dựng,không có bộ tài liệu thống nhất, tài liệu không được duyệt, góp ý, phản biện.

Đội ngũ giảng viên được lựa chọn kỹ càng,gồm những giảng viên có kinh nghiệm, trình độ và có vị thế trong cơ quan nhà nướctham gia giảng dạy.

Kết thúc khóa bồi dưỡng, đơn vị tổ chức cấpgiấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng, việc này tuy nhỏ nhưng thể hiện sựtrân trọng đối với người dự học.

3. Hội đồng nhân dân cấphuyện tự tổ chức

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Hội đồngnhân dân một số huyện, quận vẫn tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng đại biểu Hộiđồng nhân dân, việc tổ chức lớp có thể liên kết với Trung tâm chính trị huyện/quận.Tỷ lệ các đơn vị cấp huyện tự tổ chức không nhiều, số đợt tổ chức bồi dưỡngkhông đồng đều và không đều trong các năm.

Chươngtrình bồi dưỡng do Thường trực Hội đồngnhân dân tự xây dựng theo yêu cầu của mình và trao đổi với báo cáo viên được mời.

Tài liệu bồidưỡng do báo cáo viên tự xây dựng vàgửi Thường trực Hội đồng nhân dân.

Đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm, cónăng lực và trình độ giảng.

Kếtluận

Qua đánhgiá kết quả đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị đã tiến hành tổchức bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân cho thấy những ưu điểm cần nghiên cứu bổkhuyết vào chương trình bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân của Bộ Nội vụ là:

- Tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng trong cảnhiệm kỳ, đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên, cung cấp được nhiềukiến thức, kỹ năng cho đại biểu.

- Giảng viên được lựa chọn gồm người cókinh nghiệm trong lĩnh vực Hội đồng nhân dân, có kiến thức chuyên môn và kỹnăng giảng do đó truyền đạt được nhiều kiến thức thực tiễn, bài giảng hấpdẫn với ví dụ thực tế, sát với đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Nội dung khóa học linh hoạt, đáp ứng đượcyêu cầu của Hội đồng nhân dân theo từng giai đoạn hoạt động trong nhiệmkỳ.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK