HĐND tỉnh Hà Tĩnh với việc quyết định các chính sách phát triển giáo dục tại địa phương (Phần 3)
Cập nhật : 10:54 - 17/12/2020

Sau khi nghị quyết được ban hành, Ủyban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngành giáo dục các cấp đã vào cuộc nhanh để triểnkhai thực hiện Nghị quyết. Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Hà Tĩnh, ngânsách thu chỉ mới đáp ứng 50% chi thường xuyên của tỉnh thì việc giành một nguồnlực lớn gần bảy ngàn tỷ đồng trong 5 năm để thực hiện các mục tiêu của Nghịquyết là một sự cố gắng lớn. Kết quả đến năm 2015 cơ bản các mục tiêu đề ra củaNghị quyết đã hoàn thành và đến năm 2017 sau khi tiến hành tổng kết đã rút racác mặt tốt cũng như những tồn tại và những vấn đề thực tiễn mới phát sinh đòihỏi cần có các chính sách mới điều chỉnh để giáo dục tỉnh nhà tiếp tục phát huykết quả đạt được và phát triển mạnh mẽ hơn giai đoạn mới.  Từ đó đã ban hành Nghị mới thay thế nghịquyết cũ với các mục tiêu và giải pháp pháp mới.

          Nhưvậy, có thể nói liên tục trong 2 nhiệm kỳ gần đây, Hội đồng nhân dân Hà Tĩnh đãquyết định các chính sách để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh khá mạnh, từđó đã tác động mạnh tới sự phát triển của giáo dục Hà Tĩnh. Qua quá trình banhành, tổ chức thực hiện và giám sát, chúng tôi có thể rút ra vài kinh nghiệmnhỏ như sau:

1. Thường trực, các ban Hội đồng nhândân và các đại biểu hội đồng nhân dân phải có nhận thức đúng đầy đủ về quanđiểm của đảng, nhà nước đối với “giáo dục là quốc sách hàng đâu”, “Đầu tư chogiáo dục là đầu tư cho phát triển”. Từ đó mới có sự đồng thuận cao trong quátrình chuẩn bị, bàn bạc và quyết định các chính sách phát triển giáo dục đàotạo.

2. Công tác chuẩn bị để ban hànhchính sách phải được chuẩn bị kỹ, từ khâu khảo sát phát hiện những tồn tại bấtcập, dự kiến những chính sách và giải pháp để trình Hội đồng nhân dân bàn vàquyết định. Ở Hà Tĩnh khi phát hiện có những vấn đề bất cập cần giải quyết thìThường trực Hội đồng nhân dân phân công các ban tiến hành khảo sát kỹ để cóđánh giá đúng tình hình dưới nhiều gốc độ khác nhau. Khi có đủ thông tin mớilàm việc với ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng để phân công công tácchuẩn bị và thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Đối với công tác giáo dục khi banhành chính sách cần hết sức thận trọng trong các quyết định, vì tác động củacác chính sách giáo dục thường tác động tới rất nhiều đối tượng, nếu không muốnnói là toàn dân. Nhất là các chính sách như học phí, quy hoạch mạng lưới trườnglớp, tinh giảm biên chế…sẽ động chạm tới lợi ích của nhiều người. Ví dụ: Cáctrường tiểu học nhỏ chỉ có dưới 80 học sinh/5 lớp, hay THCS miền núi tuy chỉ có60 hs/4 lớp nếu quy hoạch lại với quy mô lớn hơn thì sẽ gặp sự phản ứng từ họcsinh và cha mẹ các em. Do vậy muốn ban hành quyết định phải tính toán cân nhắcrất kỹ, nhất là khâu lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng bị tác động bới các chính sách sẽ ban hành, trong khi đâylà khâu rất dễ bị cơ quan soan thảo bỏ qua hoặc làm không kỹ.

4. Sau khi chính sách được ban hànhphải làm thật tốt khâu tuyên truyền để tạo sự động thuận trong nhân dân. HàTĩnh đã rút ra bài học này khi triển khai Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND. Vìkhông làm tốt khâu tư tưởng nên khi thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường THCSđã gặp phản ứng không đáng có ở một nhóm người dân, mặc dù các trường thực hiệnquy hoạch này là thuận lợi sau quy hoạch học sinh đi học không quá 2km.

5. Vai trò giám sát của các Ban Hộiđồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân góp phần rất quan trọng để chínhsách đi vào cuộc sống.

Trước hết là giám sát ưu tiên nguồnlực phân bổ hàng năm để thực hiện các mục tiêu nghị quyết. Trong điều kiện ngânsách thu chưa đủ chi thường xuyên, tỉnh phải tiết kiệm thu, phấn đấu vượt thuđể giành nguồn lực cho giáo dục phải được quán triệt và thực hiện triệt để,không được vì lý do gì mà giảm bớt chi cho các nội dung đã quyết định. Có thểnói, đây là điều khá khó nhưng nhiều năm qua Hà Tĩnh đã làm tốt.

Tiếp theo là giám sát các đối tượngđược phân công triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết ngay từ đầu cũng nhưsuốt đời sống của Nghị quyết. Trong năm 6 năm từ 2011 đến 2017 Hội đồng nhân vàban Văn hóa xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công 4 cuộcgiám sát việc thực hiện Nghị quyết về phát triển giáo dục - đào tạo.

Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND về pháttriển giáo dục đào tạo Hà Tĩnh cho giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theovà Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thôngtĩnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo do Hội đồng nhân dân tỉnh HàTĩnh ban hành qua hơn 6 năm thực hiện, đã chứng minh tính đúng đắn trong phươngpháp luận và việc tổ chức triển khai trên thực tế các Nghị quyết này đã đem lạinhững kết quả to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng và đối với sự phát triểntoàn diện kinh tế - xã hội của cả tỉnh Hà Tĩnh nói chung./.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK