HĐND tỉnh Hà Tĩnh với việc quyết định các chính sách phát triển giáo dục tại địa phương (Phần 1)
Cập nhật : 10:51 - 17/12/2020

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở bắc Trung bộ, tuy diều kiện kinh tế chưa pháttriển, đời sống nhân dân vẫn còn những khó khăn, nhưng Hà Tĩnh lại là tỉnh cótruyền thống hiếu học từ lâu đời. Giáo dục Hà Tĩnh luôn đạt kết quả cao cả vềchất lượng đại trà cũng như mũi nhọn. Có kết quả đó, ngoài sự quan tâm của cáctừng lớp nhân dân, sự nổ lực của ngành giáo dục và các em học sinh thì sự quantâm tạo mọi điều kiện của các cấp ủy, chính quyền các cấp là động lực cần thiếtđể giáo dục Hà Tĩnh phát triển. Trong nhiều năm qua với vai trò là cơ quan banhành chính sách ở địa phương Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã căn cứ vào thẩmquyền cho phép của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Giáo dục và Nghịđịnh số 127/2018/NĐ-CP của chính phủ, để ban hành khá nhiều chính sách để pháttriển giáo dục đào đạo Hà Tĩnh.

 Các chính sách đó có thể nói làkhá đầy đủ và toàn diện như: quy hoạch mạng lưới trường lớp; khuyến khích pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao; khuyến khích xã hội hóa; chính sách đặcthù cho trường chuyên, trường đại học Hà Tĩnh, chính sách cho việc dạy và họcngoại ngữ…Trong đó quan trọng nhất là các Nghị quyết số 20/2011 của Hội đồngnhân dân về phát triển giáo dục đào tạo Hà tĩnh cho giai đoạn 2011-2015 vànhững năm tiếp theo và Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầmnon và phổ thông tĩnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trong khuônkhổ bài viết này tôi xin giới thiếu tập trung vào quá trình chuẩn bị và ban hànhcác Nghị quyết trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của Hội đồng nhân dân Hà Tĩnh vàmột số kinh nghiệm được rút ra.

          Cũng như việc ban hành chính sách ởcác lĩnh vực khác, khi chuẩn bị ban hành chính sách cho lĩnh vực giáo dục đàotạo, chúng ta phải biết chính sách chúng ta sẽ ban hành nhằm tới mục đích gì?Tại sao lại nhắm tới các mục đích đó? Chính sách sẽ điều chỉnh những vấn đề gì?Những đối tượng nào sẽ bị tác động? Nguồn lực để thực hiện các chính sách đógồm những gì, lấy ở đâu?... Do vậy, thông tin vẫn là điều cần quan tâm trướchết. Để có đầy đủ thông tin phục vụ cho việc ban hành chính sách phát triểngiáo dục đào tạo tại địa phương cho một giai đoạn, đảm bảo phù hợp với các quanđiểm của đảng và nhà nước cũng như tình hình thực tiễn tại địa phương, Hội đồngnhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức khảo sát đánh giá đầy đủ tình hình thực trạngcủa ngành giáo dục trong thời gian trước đó. Ví dụ, để chuẩn bị ban hành nghịquyết về phát triển giáo duc-đào tạo cho giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếptheo, căn cứ vào đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dântỉnh đã giao cho Ban Văn hóa xã hội phối hợp với các ban  tiến hành khảo sát đánh giá kỹ thực trạng hiệntại của nghành giáo dục-đào tạo của tỉnh nhà. Việc tổ chức khảo sát được thựchiện qua một loạt giải pháp và công cụ khác nhau như: - gặp gỡ phỏng vấn một sốthầy, cô giáo và người lao động trực tiếp làm việc trong nghành giáo dục; gặpxin ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từ sở đến các trường mầmnon. Trung học cơ sở, phổ thông trung học đến đại học đã nghỉ hưu trên địa bàn.Dùng phiếu hỏi để điều tra 6 đối tượng gồm cán bộ quản lý các trường học, giáoviên đứng lớp,cán hành chính, phục vụ, phụ huynh học sinh, cán bộ quản lý nhànước từ xã đến tỉnh, một số cấp ủy đang đối với các xã có phong trào phát triểnvà một số xã có phong trào yếu…Sau khi thu thập đủ lượng thông tin cần thiết đãtổ chức đối chiếu với đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh và làm việc với cácngành chức năng để làm rõ những khác biệt giữa đánh giá của Ủy ban nhân dântỉnh với thông tin thu được từ khảo sát. Kết quả, qua khảo sát đã phát hiệnhàng loạt tồn tại bất cập cần được tập trung chấn chỉnh khắc phục đó là:

            1. Quymô trường học và các trung tâm manh mún, thiếu tính thống nhất, chồng chéo cụthể: Các trường mầmnon chủ yếu dưới 10 nhóm, lớp/trường, tiểu học và THCS chủ yếu dưới 15lớp/trường. Một số trường chỉ có 5 lớp đối với tiểu học và 4 lớp với THCS. Nhiềutrường có các điểm lẻ nên công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng gặpnhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với trường THCS quy mô nhỏ nên giáo viên dạy chéomôn không thể khắc phục được. Số trường THPT nhiều, phân bổ không đều nêncó trường tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, quy mô giảm sút.

          Hệ thống trường chuyên nghiệp, dạynghề và các trung tâm thiếu tính thống nhất, manh mún, chồng chéo nên vừa khókhăn cho công tác quản lý điều hành, vừa lãng phí trong đầu tư và bố trí độingũ.

          2. Cở sở vật chấttrường học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học

          - Hệ thống các trường mầm non và phổthông toàn tỉnh vẫn còn trên 1.000 phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Các trung tâmGDTX, trung tâm KTTH-HN, trung tâm HTCĐ được hình thành từ lâu nhưng chưa đượcquan tâm đầu tư xây dựng, phần lớp phòng học còn tạm bợ, khuôn viên nhỏ hẹp,cảnh quan thiếu hấp dẫn;

          - Sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, hệthống cấp điện, cấp nước của nhiều trường còn thiếu và không đồng bộ, không đảmbảo ánh sáng và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học, hoạtđộng tập thể, vui chơi giải trí và rèn luyện chế chất;

          - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia caonhưng tính bền vững không cao, một số hạng mục công trình chưa được quan tâmđầu tư đúng mức nên sử dụng kém hiệu quả và dễ xuống cấp như: phòng máy vitính, phòng chức năng, thư viện, thiết bị;

          - Trường ĐH và hầu hết các trường CĐ,TCCN, DN đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất nhưng nguồn vốn đầu tưcòn khó khăn nên tiến độ chậm, chưa phát huy được hiệu quả; phương tiện và điềukiện nghiên cứu khoa học không đồng bộ, chất lượng hạn chế; Thiếu cơ sở thựchành đào tạo nghề, nhất là nghề bậc cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

          3. Đội ngũ CBQL, giáoviên đông không đồng bộ, vừa thừa, vừa thiếu chất lượng không đồng đều; số giáoviên có năng lực chuyên môn giỏi ngày càng ít, thiếu hạt nhân tích cực trongcác nhà trường.

          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên 24369người (23.579 người thuộc Sở GD-ĐT quản lý, 790 người thuộc các trường ĐH, CĐ,CĐN, TCN, TCCN).

          Đội ngũ giáo viên và CBQL được đào tạotừ nhiều nguồn khác nhau, vào từng thời điểm lịch sử khác nhau nên chất lượngkhông đồng đều và còn nhiều hạn chế. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự cố gắngtu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, chậm đổi mớiphương pháp dạy học nên hiệu quả công tác chưa cao, thậm chí có người còn viphạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của người thầy trong xãhội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhàgiáo hiệu quả chưa cao.

          Thời gian gần đây (trước năm 2011)tính hấp dẫn của nghề dạy học bị giảm sút nên không thu hút được học sinh xuấtsắc và học sinh giỏi vào ngành sư phạm. Do đó, số giáo viên có chuyên môn giỏi,đam mê và tâm huyết với nghề ngày càng ít, thiếu hạt nhân tích cực làm nòng cốttrong các nhà trường. Chính sách ưu đãi của Nhà nước cho cán bộ cấp Phòng và SởGD-ĐT chưa phù hợp (không được hưởng chế độ đứng lớp và thâm niên nghề nghiệpnhư giáo viên) nên việc tuyển chọn và điều động GV giỏi, CBQL giỏi về công táctại Phòng GD-ĐT cấp huyện và Sở GD-ĐT gặp nhiều khó khăn.

           Đội ngũ cán bộ giáo viên trường Đại học, cáctrường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thiếu những người có học hàm, học vịcao, thiếu những chuyên ngành, lĩnh vực mà tỉnh cần mở mã ngành để đào tạo phụcvụ yêu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn.

          4. Chính sách đối vớinhà giáo chưa thỏa đáng và còn nhiều bất cập

          - Chính sách ưu tiên cho giáo viêncông tác tại vùng khó khăn chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu nhà công vụ,thiếu các phương tiện phục vụ sinh hoạt tập thể, thể dục thể thao; công tácluân chuyển cán bộ, điều động giáo viên theo hướng hợp lý hóa gia đình gặp khókhăn.

          - Đời sống cán bộ, giáo viên của ngànhcòn nhiều khó khăn, nhất là giáo viên mầm non ngoài biên chế. Đặc biệt, thunhập giữa giáo viên các trường công lập với giáo viên các trường bán công có sựchênh lệch rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của các trường bán công.

          5. Chất lượng giáo dụctoàn diện còn hạn chế. Quản lý dạy thêm, học thêm chưa thực sự hiệu quả

          - Chất lượng giáo dục toàn diện chưađồng đều giữa các vùng, miền và các cấp học, ngành học, hình thức học tập. Chấtlượng giáo dục đạo đức chưa được chú trọng đúng mức. Một bộ phận học sinh, sinhviên chưa thực sự cố gắng tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu, còn buông xuôi, sốngthực dụng, ích kỷ, vô cảm hoặc đua đòi chạy theo thị hiếu tầm thường, thậm chísa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

          - Hiện tượng dạy thêm, học thêm trànlan ở một số địa phương (nhất là vùng thành phố, thị xã và một số thị trấn) vẫnchưa được khắc phục triệt để.

          - Một số lớp liên kết đào tạo, đào tạokhông chính quy chưa được quản lý chặt chẽ, chất lượng còn nhiều hạn chế.

          - Công tác phân luồng sau THCS, THPTtiến triển chậm, còn bộc lộ nhiều lúng túng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phùhợp. Giáo dục rèn luyện về ý thức, thái độ, kỷ luật lao động cho học sinh chưađược đề cao; lý thuyết chưa gắn với thực hành; kỹ năng thao tác, thực hành cònvụng về; chất lượng đầu ra của một số cơ sở đào tạo nghề còn thấp, sức thuyếtphục đối với doanh nghiệp và xã hội còn hạn chế.

          - Trường đại học, các trường cao đẳngđang trong quá trình xây dựng, sinh viên sau khi ra trường tìm kiếm việc làmcòn khó khăn nên chưa thu hút được học sinh học lực khá, giỏi trong tỉnh dựtuyển.

          - Một số trường học thu các khoản đónggóp của học sinh ngoài quy định, tạo dư luận không tốt trong quần chúng nhândân.

          6. Giáo dục, bồi dưỡngnhân tài chưa được đầu tư đúng mức.

Trường THPT chuyên tỉnh tuy đã được chuyển đến vị trí mới nhưng cơ sở vậtchất, thiết bị dạy học chưa đồng bộ và còn lạc hậu, cảnh quan sư phạm chưa thựcsự hấp dẫn; điều kiện học tập, sinh hoạt của học sinh còn hạn chế, chưa thu hútđược học sinh giỏi ở các địa phương trong tỉnh về học; chế độ khen thưởng chohọc sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi các cấp còn hạn chế, nhất là học sinhgiỏi quốc gia, quốc tế nên chưa đủ sức thu hút nhân tài (GVG, HSG) theo đúngnghĩa, chưa tạo được động lực đủ mạnh để khuyến khích, động viên thầy cô giáovà học sinh phấn đấu hết mình trong dạy và học.

(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK