Đại biểudân cử là người đại diện cho cử tri tham gia hoạt động tại nghị trường Quốc hộihoặc Hội đồng nhân dân. Để trúng cử đại biểu Quốc hội/ Hội đồng nhân dân, ngườiứng cử ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu dân cử theo từng cấp, cònphải tham gia quá trình bầu cử theo quy định của pháp luật. Xây dựng và trình bàydự kiến chương trình hành động nếu trúng cử đại biểu dân cử là một trong hoạt độngbắt buộc và có ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả bầu cử của các ứng cửviên. Dưới đây là một số vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng chương trìnhhành động của ứng cử viên.
Tầm quan trọng của chương trình hànhđộng
Chươngtrình hành động là kế hoạch mà ứng cử viên đại biểu dân cử cam kết thực hiện nếutrúng cử. Thông qua chương trình hành động, ứng cử viên cho cử tri thấy được nhậnthức của mình về các vấn đề của đất nước, của địa phương nơi mình ứng cử và nhữngưu tiên trong hoạt động của mình góp phần phát triển đất nước, phát triển địaphương nếu được trúng cử. Chương trình hành động của ứng cử viên là căn cứ để cửtri đánh giá ứng cử viên, từ đó góp phần đưa quyết định ủng hộ ứng cử viên haykhông. Theo quy định của pháp luật, ứng cử viên vận động bầu cử thông qua hìnhthức tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri và phương tiện thông tin đạichúng. Tại hai hình thức vận động bầu cử này, ứng cử viên trình bày dự kiếnchương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu dân cử. Đây là cơ hội “vàng” đểcác ứng cử viên thể hiện mình với cử tri và nhân dân tại nơi mình ứng cử. Thôngtin về ứng cử viên từ những buổi tiếp xúc cử tri hay các cuộc phỏng vấn chắc chắncó ảnh hưởng tới quyết định của cử tri. Ngoài ra, chương trình hành động còn làđịnh hướng sau này trong hoạt động của ứng cử viên sau khi trúng cử trở thành đạibiểu dân cử. Lúc này, đại biểu dân cử có “quy chiếu” để thường xuyên đối chiếuvới hoạt động của mình so với những lời cam kết trước cử tri.
Xây dựng dự kiến chương trình hành động
Để xâydựng được dự kiến chương trình hành động thu hút và có sự thuyết phục với cửtri, các ứng cử viên phải có thông điệp cốt lõi trong dự kiến chương trình hànhđộng của mình. Thông điệp này cần được truyển tải tới cử tri một cách ngắn gọn,rõ nét với lượng thông tin cao, phù hợp với sự quan tâm của cử tri và phù hợp vớihoàn cảnh thực tế. Để xác định những thông điệp cần truyền tải, ứng cử viên cầnnghiên cứu, lựa chọn về vấn đề lớn, vấn đề nóng đang được cử tri quan tâm. Việcxác định vấn đề lớn, ứng cử viên cần xem xét trên tầm chính sách tương ứng vớivị trí ứng cử viên đang ứng cử. Ví dụ, đối với vấn đề giáo dục, vị trí ứng cử đạibiểu Quốc hội cần đặt vấn đề ở tầm chính sách quốc gia, trong đó có địa phươngnơi ứng cử viên ứng cử ; đối với ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân cần xemxét vấn đề giáo dục gắn liền với địa phương, nằm trên phương diện xem xét và thẩmquyền của theo cấp địa phương theo cấp ứng cử. Việc xác định vấn đề có phải“nóng” mà cử tri quan tâm không, đại biểu có thể theo dõi qua phương tiện thôngtin đại chúng, qua mạng xã hội, qua cử tri,... Nếu vấn đề được xã hội đề cậpnhiều, có nhiều ý kiến trái triều, có sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội, cử tri,có hậu quả để lại lâu dài, nghiêm trọng...ứng cử viên có thể cân nhắc lựa chọn.Tiếp theo, ứng cử viên cần chọn trong các vấn đề nêu trên một hoặc một vài vấnđề được cử tri quan tâm nhất nhất và ứng cử viên am hiểu nhất.Việc xác định đượcthông điệp cần truyền tải, cần một quá trình đầu tư, tâm huyết, óc quan sátphát đoán và sự “nhạy cảm” chính trị của ứng cử viên.
Thứhai, một chương trình dự kiến hành động sẽ được đánh giá cao nếu đưa được nhữnggiải pháp hợp lý, hợp lòng dân. Giải pháp đưa ra được xem như “gói kích thích cảmxúc” của cử tri. Điều này khiến cho cử tri có cái nhìn thiện cảm hay ác cảm đốivới ứng cử viên. Để có được điều này, ứng cử viên cần tìm hiểu thông tin từ cácnguồn thông tin có thể thu thập được như báo cáo của các cơ quan, tổ chức, ý kiếncử tri, báo chí, internet,... đối chiếu, phân tích thông tin . Việc phân tíchthông tin cần bắt nguồn từ việc đánh giá thực trạng của vấn đề, phân tíchnguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém của vấn đề từ đó tìm giải pháp là các biệnpháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém đó. Một điểm đáng lưuý, những giải pháp được đưa ra cần thực tế, gắn với trách nhiệm của đại biểudân cử và cơ quan dân cử, và nằm trong khả năng có thể thực hiện được của đạibiểu. Không nên đưa ra những giải pháp vượt ngoài khả năng thực hiện của mình,điều đó sẽ khiến cử tri nghi ngờ và có thể sẽ bị cử tri chất vấn nếu trúng cử đạibiểu dân cử.
Yếu tốthứ ba tạo nên sự hấp dẫn của dự kiến chương trình hành động chính là ngôn từ sửdụng. Khi xây dựng dự kiến chương trình hành động, ứng cử viên nên sử dụng ngôntừ phổ thông, dễ hiểu, đơn giản với cấu trúc sử dụng câu đơn giản. Tránh tạo nên sự rườm rà hoa mỹ hay ngôn từkhô cứng, trích dẫn văn bản pháp luật, báo cáo quá nhiều.Theo kinh nghiệm củanhiều đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, để thông điệp chính đượcchuyển đi một cách hiệu quả ứng cử viên có thể sử dụng một số câu châm ngôn,câu thành ngữ, hoặc những câu ví von hình ảnh dí dỏm, gợi mở có liên quan hoặcdễ dàng liên tưởng tới nội dung chính của dự kiến chương trình hành động.
Bố cục chương trìnhhành động:
Mộtlưu ý trong quá trình trình bày chương trình hành động, ứng cử viên cần sắp xếpbố cục nội dung toàn bộ dự kiến chương trình theo trật tự:
Phần1: Giới thiệu. Phần này ứng cử viên giới thiệu về bản thân mình với các thôngtin: tên tuổi địa chỉ, nghề nghiệp, kinh nghiệm hoạt động xã hội. Tại phần này,ứng cử viên nên nhấn mạnh kinh nghiệp hoạt động xã hội của mình. Với sự phân bổthời lượng cho việc giới thiệu bản thân chiếm từ 2 đến 3 phần của chương trìnhdự kiến. Việc nhấn mạnh về kinh nghiệm bản thân cần có sự trung thực, khôngkhoa trương, không nói quá, cần kiêm tốn nhưng không được nhún nhường, tự tinquá. Cần có sự tin tưởng và tự hào về quá trình tham gia hoạt động xã hội củamình để cử tri thấy được ứng cử viên có thể có khả năng đảm nhận trọng trách.
Phần2: Nội dung thông điệp chính: Phần này trình bầy về những vấn đề ứng cử viênquan tâm và kế hoạch hành động để góp phần giải quyết những vần đề đó nếu đượcbầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Phần này ứng cử viên có nhiều cách chọn lựađể trình bày, tuy nhiên, bố cục về thông tin và những vấn đề được đề cập cần cósự sắp xếp trình bầy một cách hợp lý, logic để nâng cao tính thuyết phục. Sự dụngngôn từ đơn giản, nhưng cần cương quyết, mạnh mẽ thể hiện quyết tâm giải quyếtnhững vấn đề tại địa phương và đất nước. Dung lượng danh cho phần thông điệpchính có thể chiếm 6-7 phần của toàn bộ dự kiến chương trình hành động.
Phần3, Kết luận: Phần này chỉ cần sử dụng khoảng một phần nội dung dự kiến chươngtrình. Trong phần này, ứng cử viên vận động cử tri bỏ phiếu cho mình, cam kết gắnbó chặt chẽ với cử tri, phản anh trung thực ý kiến của cử tri với Quốc hội, Hộiđồng nhân dân và các cơ quan quản lý của nhà nước,đồng thời cảm ơn cử tri và cáccơ quan, tổ chức liên quan.
Trênđây là một số lưu ý khi xây dựng dự kiến chương trình hành động dành cho ứng cửviên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hi vọng những lưu ý này sẽgiúp cho ứng cử viên trong nhiệm kỳ sắp tới có thể tham khảo để xây dựng chươngtrình hành động thành công cho hoạt động vận động bầu cử.