HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 10 – SỐ 3
Cập nhật : 10:22 - 17/12/2020

Câu hỏi: Pháp luậtquy định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tácthông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử?

Trả lời:

TheoĐiều 62 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vậnđộng bầu cử được quy định như sau:

- Hội đồng bầu cử quốcgia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vicả nước; Ủy ban bầu cử các cấpchỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giảiquyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.

- Các cơ quan báo chí ởtrung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tìnhhình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng củađịa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏngvấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dânvà việc vận động bầu cử ở địa phương.

- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnhcó trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốchội. Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hộinghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấpmình, Ủy ban nhân dân các cấpcó trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cửđại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Cơ quan nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp,tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốchội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức,đơn vị, địa phương mình.

- Kinh phí tuyên truyền,vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước.


Câu hỏi: Nguyên tắc vậnđộng bầu cử được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

TheoĐiều 63 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, côngtác vận động bầu cửđược thực hiện theo nguyên tắc:

- Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bìnhđẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhândân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.

- Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức nàykhông được vận động cho người ứng cử.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định nhưthế nào về thời gian tiếnhành vận động bầu cử?

Trả lời:

Theo Điều 64 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015, thời gian tiến hành vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức nhữngngười ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.

 

Câu hỏi: Việc vậnđộng bầu cử của người ứng cử được tiến hành theo các hình thức nào?

Trả lời:

Theo Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân 2015, việc vận động bầu cử củangười ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:

- Gặp gỡ, tiếp xúc với cửtri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tạiĐiều 66 của Luật này;

- Thông qua phương tiệnthông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này, cụ thể như sau:

+ Người ứng cử đại biểuQuốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếuđược bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thôngtin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử vềbầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.

+ Người ứng cử đại biểuHội đồng nhân dân trình bày với cửtri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hộiđồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ởđịa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu có).

+ Hội đồng bầu cử quốcgia, Ủy ban bầu cử có tráchnhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnhtổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốchội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúngcủa địa phương.

 

Câu hỏi: Chương trình hội nghị tiếp xúc cử trigồm những nội dung nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật Bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sauđây:

1. Tuyên bố lý do;

2. Đại diện Ban thườngtrực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri,giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử;

3. Từng người ứng cử báocáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

4. Cử tri nêu ý kiến, đềđạt nguyện vọng của mình với nhữngngười ứng cử. Người ứng cử và cử tri traođổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm;

5. Người chủ trì hội nghịphát biểu ý kiến kết thúc hộinghị.

Sau hội nghị tiếp xúc cửtri, Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúccử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ởđịa phương, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử đại biểu Quốc hội gửi đếnHội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếpxúc cử tri của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương mình gửiđến Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

 

Câu hỏi: Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử được phápluật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 68 Luật Bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, những hành vi sau đây bị cấm trong vậnđộng bầu cử:

- Lợi dụng vận động bầucử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danhdự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.

- Lạm dụng chức vụ, quyềnhạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.

- Lợi dụng vận động bầucử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nướcvà nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.

- Sử dụng hoặc hứa tặng,cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

 

Tham khảo:

Luật bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK