Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 (Phần 3)
Cập nhật : 10:16 - 17/12/2020

2. Sửa đổi, bổ sung quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạmpháp luật ở địa phương

2.1.Sửa đổi thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã

Điều30 của Luật năm 2015 quy định Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND)cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề được luật giao[1]. Luật năm 2015 chưa quy địnhvề việc ban hành VBQPPL để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phươngtheo quy định tại Điều 13 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Để bảo đảm phù hợp và thống nhất với các quyđịnh của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều30[2]như sau:

(1) Cho phép HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết,UBND cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấpcho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới.

(2) Bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì HĐND, UBND cấp huyện, cấp xãcũng được ban hành VBQPPL.

2.2.Giới hạn phạm vi loại nghị quyết của Hội đồng nhân phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL

Để phù hợp vớiviệc bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựng văn VBQPPL theo quy trình chính sách, Luậtnăm 2020 đã bỏ việc lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật năm 2015.

Luậtnăm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 111, quy định rõ chỉ đề nghị xây dựng nghị quyếtcủa HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 mới phải xây dựng chính sách,đánh giá tác động của chính sách; lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết; thẩmđịnh đề nghị xây dựng nghị quyết (theo quy định tại các Điều 112, 113, 114, 115và Điều 116 của Luật năm 2015).

2.3.Mở rộng phạm vi ban hành thủ tục hành chính

-Khoản 4 Điều 27 của Luật này quy định HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quyđịnh biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, nhưng không cho phép quy định TTHC làm căn cứ để có thểthực hiện được các biện pháp đặc thù đó. Nhiều địa phương cho rằng quy định tạikhoản 4 Điều 14 của Luật năm 2015 đã vô hiệu hóa khoản 4 Điều 27 của Luật này. Trênthực tế, Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về việc thực hiện thí điểm hoặcquy định các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế, xã hội ở địaphương. Để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù quy định trong cácnghị quyết nêu trên thì cần thiết phải ban hành VBQPPL có quy định về TTHC.

(1)Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 được quy định TTHCtrong trường hợp cần thiết (sửa đổi, bổsung khoản 4 Điều 14).

(2) Được ban hành thủ tục hành chính trong văn bản củachính quyền địa phương trong trường hợp được nghị quyết của Quốc hội giao.

(3) Được sửa đổi, bổ sung các VBQPPL có quy địnhTTHC được ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không được làm phát sinhthủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện,tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.

Lưu ý: Luật năm 2020 khôngcho phép HĐND cấp tỉnh “ủy quyền” cho UBND cấp tỉnh quy định TTHC để thực hiệnnghị quyết của HĐND quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 vì sẽ mở rộngthêm chủ thể, thêm hình thức văn bản quy định về TTHC.

2.4.Quy định hợp lý, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL củađịa phương

Thứ nhất, xây dựng, ban hành quyết địnhcủa UBND cấp tỉnh

- Luậtnăm 2020 đã sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 128 (Soạn thảo quyết định củaUBND cấp tỉnh), bỏ yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo phải đánh giá tác động vănbản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã đượcquy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Bổ sung quy định về đánhgiá tác động của TTHC trong trường hợp được nghịquyết của Quốc hội giao (ngoài được luậtgiao như quy định hiện nay).

- Luậtnăm 2020 đã sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều 130 (Thẩm định dự thảo quyết định củaUBND cấp tỉnh) để quy định cụ thể về thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm địnhdự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh thay cho việc dẫn chiếu đến Điều 121 (Thẩmđịnh dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình) như hiện nay.

- Sửađổi, bổ sung Điều 131, quy định rõ về hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp tỉnhgồm (1) Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 130; (2) Báo cáo thẩm định; báo cáogiải trình tiếp thu ý kiến thẩm định. Luật năm 2020 cũng đã tách Điều 131 thành02 khoản riêng biệt để quy định rõ về thời hạn gửi hồ sơ trình (tại khoản 1) vàhồ sơ trình (tại khoản 2).

Thứ hai, xây dựng, ban hành nghị quyết củaHĐND, quyết định của UBND cấp huyện

- Luậtnăm 2020 sửa đổi Điều 134 của Luật năm 2015 quy định thời gian gửi hồ sơ dự thảonghị quyết của HĐND cấp huyện đến Phòng tư pháp để thẩm định từ 10 ngày lên 20ngày trước ngày UBND họp để bảo đảm đủ thời gian cần thiết cho việc thẩm địnhvà giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý dự thảo.

- Sửađổi, bổ sung Điều 139 như sau: (1) Tăng thời gian gửi hồ sơ dự thảo quyết địnhcủa UBND cấp huyện đến Phòng tư pháp để từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBNDhọp; (2) Quy định rõ hồ sơ gửi thẩm định phải có “Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức,cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý”; (3) Quy định rõ nội dung thẩm định; (4)Quy định rõ nội dung và thời hạn gửi báo cáo thẩm định, theo đó, báo cáo thẩm địnhphải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định và ý kiến vềviệc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Ủy ban nhândân; báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn15 ngày kể từ ngày Phòng Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định; (5) Bổ sung khoản5 vào Điều 139, quy định cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình,tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thờigửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đếnPhòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định.

Thứ ba, quy định hợp lý về thời gian, thờihạn gửi hồ sơ, tài liệu

- Luật năm2020 đã tăng thời gian gửi hồ sơ thẩmđịnh dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình từ 20 ngày lên 25 ngày. Đồng thời,tăng thời hạn gửi báo cáo thẩm địnhtừ 10 ngày lên 15 ngày.

- Luậtnăm 2020 tăng thời gian gửi hồ sơthẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện từ 10 ngày lên 20 ngày (sửa đổi,bổ sung Điều 134).

- Luật năm2020 tăng thời gian gửi hồ sơ thẩm địnhdự thảo quyết định của UBND cấp huyện từ 10 ngày lên 20 ngày. Đồng thời, tăng thời hạn gửi báo cáo thẩm định từ 05ngày lên 15 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 139).

2.5.Bổ sung trường hợp ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn

Luậtnăm 2020 bổ sung 03 trường hợp được xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủtục rút gọn: (1) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc khôngcòn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; (2) Kéo dài thời hạn ápdụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyếtnhững vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; (3) Ban hành ngay VBQPPL để thựchiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên.

(Còn tiếp)

 



[1] Quy định này bảo đảm nguyên tắc phân quyềncho chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 12 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

[2] Luật năm 2020đã tách Điều 30 thành 2 khoản, trong đó khoản 1 quy định về ban hành VBQPPL củacấp huyện và khoản 2 quy định về ban hành VBQPPL của cấp xã để tránh nhầm lẫntrong quá trình áp dụng.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK