Nghị quyết 76 về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững: 6 năm thực hiện và những kết quả nổi bật
Cập nhật : 10:09 - 17/12/2020

Ngày 24 tháng 6 năm 2014,tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩymạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Sau 6 năm thực hiện, các bộ, ngành, địaphương đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao; khuôn khổ vănbản pháp lý để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững cơ bản đã được hoàn thiện; cơ chế quản lý điều hành, phân công phân cấp,phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả; nhiều mục tiêuđề ra trong Nghị quyết đã được tổ chức thực hiện đạt và vượt tiến độ đềra. 

Thực hiệnNghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèobền vững đến năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg  ngày 19 tháng 12 năm 2014 về Kế hoạch hànhđộng triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13và Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2017 về Kế hoạch ràsoát, tích hợp chính sách giảm nghèo giai đoạn 2017-2018; phân công trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địaphương; xác định rõ lộ trình thựchiện. Chính phủ cũng đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợgiảm nghèo thông qua các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và Chương trìnhmục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 -2020. Các Bộ, ngành, địaphương nhìn chung đã tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao; khuônkhổ văn bản pháp lý về giảm nghèo được xây dựng, ban hành khá kịp thời, đầy đủ,toàn diện để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững; cơ chế quản lý điều hành, phân công phân cấp, phối hợp, lồng ghép trongtổ chức thực hiện công tác giảm nghèo đã từng bước được hình thành và đi vàonền nếp; các mục tiêu giảm nghèo đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra.

Tuy tình hìnhkinh tế - xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực giảm nghèovẫn tiếp tục được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tưtrung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Kinhphí thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội đượcChính phủ giao ổn định để các địa phương chủ động thực hiện, tạo điều kiệnthuận lợi hỗ trợ người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xãhội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin. Bên cạnh đó. điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất làkhu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi rõ rệt; đờisống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần; kết quả giảmnghèo và cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta thời gian qua tiếptục được các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Theo Báo cáo số 382/BC-CP ngày 20/8/2020 của Chính phủ về Kết quả 06năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mụctiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, đến cuối năm2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm,vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ1-1,5%/năm. Trong 4 năm đã có 1.353.805 hộ/tổng số 2.338.569 hộ nghèo (số liệucuối năm 2015) đã thoát nghèo (chiếm 58%). Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộnghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bìnhquân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; đối với tỷ lệ hộ nghèo ởcác huyện nghèo giảm còn 27,85%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉtiêu Quốc hội giao giảmbình quân 4%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèocòn khoảng 24%. Đã có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệtkhó khăn (đạt 12,5%) và 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thoát khỏi tình trạng khó khăn. Dự kiếnđến cuối năm 2020, khoảng 32huyện thoát khỏi huyện nghèo, đạt chỉ tiêu đề ra[1].

Đặc biệt, về đầu tưcho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, giai đoạn năm 2016-2020, Nhà nước đã bốtrí kinh phí cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số là hơn 37nghìn tỷ đồng, chiếm 88,62% tổng nguồn lực NSTW (Theo số liệu Báo cáo tóm tắt số 419/BC-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về Kết quả 06năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mụctiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020); Ban hành chính sách đặc thù giảiquyết đất ở và đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hộivùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít ngườigiai đoạn 2016 - 2025[2]ào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dântộc thiểu số

Về công tácquản lý nhà nước và tuyên truyền, giai đoạn 2016-2020, các văn bản hướng dẫnthực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã cơ bản được ban hành đầy đủ,đảm bảo tính khách quan và minh bạch đáp ứng yêu cầuthực hiện Nghị quyết 76. Các địa phương đã chủ động ban hành các chính sách đặcthù hỗ trợ công tác giảm nghèo trên địa bàn. Chính phủ cũng chỉ đạo tổchức triển khai thực hiện tốt Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏlại phía sau” giai đoạn 2016-2020 và Cuộc thi các tác phẩm báochí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tuyên truyền về các gương điểnhình, tiêu biểu hộ nghèo làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, Chính phủ cùng cácBộ, ngành đã chỉ ra vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo bền vững:

- Việc ràsoát, tích hợp văn bản chính sách về giảm nghèo cũng như việc chuyển đổi phươngthức hỗ trợ người nghèo từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thờihạn triển khai còn chậm; các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầunhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống.

- Kết quảgiảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhấtlà khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũlụt.

- Chênh lệchgiàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việclàm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phíaBắc và Tây Nguyên.

- Mặc dùtỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồngbào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; tỷ trọng hộ nghèodân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm2019). Điều này đòi hỏicần tiếp tục phải có những giải pháp hiệu quả, phù hợp hơn để góp phần thựchiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030 theo mụctiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế.

- Nguồn lựcđầu tư cho các địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc vàmiền núi tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; việc phát triểncông nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp cho các huyện nghèo chưa được chútrọng, chưa kết nối sản xuất với thị trường; việc giải quyết đất ở, đất sảnxuất cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, tiến độ giao rừng, cho thuê rừnggắn liền với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâmnghiệp còn chậm.

- Quá trìnhđô thị hóa và di dân tự do làm nảy sinh nhiều thách thức đối với việc bảo đảmcơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản đối với người di cư, đặc biệt là vấnđề nhà ở, trường học và chăm sóc y tế, dinh dưỡng đối với người nghèo đô thị,người lao động ở các khu công nghiệp.

- Công táctuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội nhằm khơi dậy tinhthần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêugiảm ngèo bền vững còn nhiều bất cập.

- Các hành vivi phạm pháp luật liên quan đến việc đưa đối tượng không đủ điều kiện vào danhsách hộ nghèo, hộ cận nghèo để trục lợi chính sách vẫn còn xảy ra tại một sốđịa phương.

Theo cácchuyên gia, để giảm thiểu tối đa những tồn tại, bất cập nêu trên, cần phải cóhệ thống giải pháp đồng bộ. Một số giải pháp cụ thể như sau:

- Thực hiện toàn diện, hiệu quả các cơ chế, chínhsách giảm nghèo để nâng cao chất lượng cuộc sốngvà hỗ trợ hộ nghèo, hộcận nghèo tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp theo các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều.

- Tăng cườngcông tác kiểm tra, giám sát kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp liênngành, nhất là ở địa phương trong thực hiện chính sách, chương trình giảmnghèo; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức trong cả hệ thốngchính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tạo động lực, khích lệ và khơi dậy ýchí vươn lên thoát nghèo bền vững của chính người nghèo.

- Thực hiện tốt hơn những chính sáchđã ban hành; tiếp tục thực hiện ràsoát, đánh giá hệ thống chính sách giảm nghèo, trên cơ sở đó lồng ghép cácchính sách, loại bỏ các chính sách chồng chéo, không hiệu quả; tích hợp, trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với tiêu chícụ thể như đối tượng, địa bàn, thời gian thụ hưởng; đảm bảo tính hiệu quả củachính sách và tính khả thi trong bố trí nguồn lực thực hiện. Đổi mới hình thứchỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, chuyển dần từ hình thức hỗ trợ toànbộ sang đồng chia sẻ về kinh phí.

- Bố trí đủ ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo; ưu tiên bố tríngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội cácvùng khó khăn; ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên để thực hiện cácchính sách hỗ trợ các đối tượng nghèo ổn định đời sống, phát triển sản xuấtvươn lên thoát nghèo.

- Ưu tiên nguồn lực cho tín dụngchính sách xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huyện nghèo, xã nghèo, xãbiên giới, xã an toàn khu; xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang venbiển, hải đảo. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng caogiá trị sản phẩm của các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo,hộ mới thoát nghèo; chú trọng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi là đặcsản, có hiệu quả kinh tế cao.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phổ cập giáo dục và tỷ lệ đàotạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghềhợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộchộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bànkhó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ về y tế, hỗ trợ hộ cận nghèo tham gia bảohiểm y tế; bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chongười nghèo, người cận nghèo.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước; cải cách thủ tục hànhchính và phương thức để người dân, cộng đồng thuận lợi hơn khi tham gia và tiếpcận chính sách giảm nghèo.

- Đảm bảo an ninh trật tự gắn với thực hiện các chương trình hỗ trợ pháttriển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là đảm bảoan ninh - quốc phòng ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vàhải đảo.

 

Tham khảo:

1. Báo cáo số 382/BC-CP ngày 20/8/2020 của Chính phủ về Kết quả 06năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mụctiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

2. Báo cáo tóm tắt số 419/BC-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về Kết quả 06 năm thực hiện Nghị quyết số76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vữngđến năm 2020.

3. UBTVQH cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thựchiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vữngđến năm 2020

http://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=48200

4. Thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về kết quả 06năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mụctiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020

http://quochoi.vn/uybanvecacvandexahoi/giamsat/pages/giam-sat.aspx?itemid=1519



[1] Đến cuối năm 2020 có50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CPtrong giai đoạn 2016-2020.

[2] Quyếtđịnh số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 và Quyết định số2086/QĐ-TTg  ngày 31/10/2016 củaThủ tướng Chính phủ.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK