Thực trạng cơ hội tiếp cận trợ giúp pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số và bài học cho Việt Nam
Cập nhật : 10:02 - 17/12/2020

1. Thực trạng cơhội tiếp cận trợ giúp pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

ViệtNam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là nhóm dân tộc có số nhân khẩu đôngnhất, chiếm 87,3% dân số. Còn lại 53 dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở những vùngsâu, vùng xa trên khắp cả nước.

Khoảngcách giới trong các nhóm dân tộc thiểu số và giữa các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS)với dân tộc Kinh vẫn còn lớn và tồn tại dai dẳng. Trong cộng đồng người dân tộcthiểu số, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòivề khả năng tiếp cận các cơ hội, bao gồm cả cơ hội tiếp cận trợ giúp pháp lý dùtrong nhiều trường hợp, chính họ là nạn nhân của bạo lực gia đình, tảo hôn, bấtbình đẳng giới…

Trợgiúp pháp lý (TGPL) là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợgiúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý 2017. Trợ giúp pháp lýgiúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nângcao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vàoviệc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội,phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật[1].Cũng theo Luật này, có bảy nhóm đối tượng có quyền được trợ giúp pháp lý mộttrong số các nhóm đó là người dân tộc thiểu sốsinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên,người dân tộc thiểu số thuộc một trong các diện sau đây cũng được trợ giúp pháplý mà không phụ thuộc vào nơi cư trú:

+Người dân tộc thiểu số là Người có công với cách mạng.

+Người dân tộc thiểu số là Người thuộc hộ nghèo.

+Người dân tộc thiểu số là Trẻ em.

+ Người dân tộc thiểu số là Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

+Người dân tộc thiểu số là Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

+Người dân tộc thiểu số là người thuộc 1 trong 08 diện người thuộc nhóm có khókhăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có côngnuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi;Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ ánhình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bánngười theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.

Kểtừ khi thực hiện Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức trợgiúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, công tác TGPL ở ViệtNam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp đỡ pháp lý chođồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan Liên Hợp Quốc vềBình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) về “Tình hình phụ nữ và trẻem gái dân tộc thiểu số ở Việt Nam”[2]năm 2015 đã cho thấy phần lớn số vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực luật vàchính sách hình sự, dân sự, hôn nhân, hành chính, khiếu nại, tố cáo, đất đai vànhà ở là phục vụ nam giới, với tỷ lệ là 60%, và phụ nữ thường bỏ qua các dịch vụtrợ giúp pháp lý này. Cụ thể là:

Việcsử dụng công cụ hòa giải ở cấp cơ sở hiện đang phổ biến, ngay cả đối với cáctrường hợp bạo lực gia đình (BLGĐ). Luật Hòa giải cơ sở được thông qua năm 2013quy định rằng tại những khu vực có nhiều người DTTS sinh sống, cần có một tổhòa giải nhằm phản ánh tính đa dạng dân tộc. Tuy nhiên, nhiều thành viên của tổHòa giải, đặc biệt là những người ở vùng sâu vùng xa đôi khi chưa hiểu hết vềluật pháp đặc biệt làluậtBình đẳng giới và luật Phòng chống Bạo hành gia đình, chính điều này thể dẫn tớiviệc nhiều thành viên tổ hòa giải có thể tư vấn thiên vị và có xu hướng phân biệtđối xử với phụ nữ.

Bêncạnh đó, do phong tục tập quán một số cặp vợ chồng dân tộc thiểu số kết hôn màkhông có giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp và những phụ nữ này phải đối mặt vớinhững hậu quả do các thủ tục pháp lý không chắc chắn, bao gồm quyền nuôi con,quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất. Vì không nắm rõ về biện pháp pháp lýcũng như thiếu hỗ trợ pháp lý chống lại hành vi bạo hành của người chồng, ngườivợ phải chịu áp lực duy trì thể diện gia đình, duy trì hình ảnh gia đình êm ấmvà hạnh phúc. Kết quả là, người chồng sẽ từ chối ly hôn giải thoát phụ nữ khỏibạo lực, vì vậy, hụ nữ phải tìm kiếm các biện pháp hòa giải, mặc dù các biệnpháp này cũng thường không đem lại sự bảo vệ hoặc đền bù cần thiết.

Thêmvào đó, mặc dù chính quyền nhiều địa phương đã tiến hành các hoạt động trợ giúppháp lý cho đồng bảo dân tộc thiểu số như tuyên truyền, vận động hoặc đến tậnnhà làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con cái của cặp vợ chồng dân tộc thiểu số,nhưng sự chênh lệch trong tỷ lệ đăng ký khai sinh giữa các vùng miền cũng nhưcác dân tộc vẫn còn tiếp diễn, tỉ lệ này đặc biệt thấp ở hai khu vực nghèo làTây Bắc và Tây Nguyên. Nguyên nhân là do các bậc cha mẹ không phải lúc nào cũngnhận thức được yêu cầu cần phải đăng ký khai sinh và tầm quan trọng gắn với việcđăng ký khai sinh. Cùng với đó, việc tảo hôn do phụ nữ thiếu kiến thức về Luậthôn nhân dẫn đến tình trạng sinh con ngoài hôn thú, hoặc chính bản thân các cặpbố mẹ cũng không có giấy khai sinh; hoặc theo Luật Hôn nhân gia đình, những cặpvợ chồng không có giấy đăng ký kết hôn vẫn được quyền khai sinh cho con và lấytheo họ mẹ, phần của người cha bỏ trống, sau này khi hoànthành thủ tục đăng ký kết hôn, sẽ làm văn bản thừa nhận con chung và có quyền cảichính họ của con theo người bố nhưng do phong tục tập quán, nhiều người dân địaphương không đồng ý và không đi đăng ký khai sinh cho con.

 

2. Bài học kinhnghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường cơ hội tiếp cận trợ giúp pháp lý củaphụ nữ dân tộc thiểu số.

Thứnhất, tăng cường hiểu biết của người dân về trợ giúp pháp lý và các quy trìnhtrợ giúp pháp lý thông qua việc đa dạng các phương thức truyền thông về dịch vụ pháp lý

Trợgiúp pháp lý[3] –một hình thức dịch vụ pháp lý miễn phí cung cấp cho người DTTS đã chứng tỏ phùhợp hơn so với các hình thức dịch vụ khác vì khả năng bao phủ lớn hơn ở tất cảcác tỉnh, mạng lưới rộng hơn xuống cấp huyện và xuống các cộng đồng thông quamô hình lưu động. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về trợ giúp pháp lý vẫncòn hạn chế. Do đó, cần đa dạng phương thức truyền thông (qua báo, đài phátthanh, truyền hình, internet...) và ngôn ngữ cho phù hợp với từng đặc thù địabàn, trình độ dân trí của người dân, đặc biệt là phù hợp với nhóm người dân tộcthiểu số, chẳng hạn xây dựng video, kịch bản liên quan đến câu chuyện pháp luật.

Thứ hai, mở rộng mạng lưới dịch vụ xuống cơ sở,tăng cường tiếp cận người dân.

Cáctrung tâm trợ giúp pháp lý hoặc các tổ chức quần chúng hay các tổ chức phichính phủ đang thực hiện trợ giúp pháp lý nên tiến hành nhiều hơn nữa các hoạtđộng trợ giúp pháp lý lưu động, những hình thức dịch vụ pháp lý cho người DTTS,đặc biệt là phụ nữ DTTS nên được đa dạng hoá. Một số các dịch vụ pháp lý thôngdụng như hướng dẫn và làm thủ tục đăng kí khai sinh, kết hôn hoặc hướng dẫn làmthủ tục li hôn hay cấp lại sổ đỏ nên được xem xét giao cho cấp cộng đồng thựchiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ DTTS

Thứba, huy động sự tham gia nhiều hơn củaphụ nữ DTTS vào các cơ sở cung cấp dịch vụ pháp lý và trợ giúp pháp lý.

Tùythuộc vào hoàn cảnh, những phụ nữ DTTS có thể trực tiếp tham gia cung cấp dịchvụ nếu họ có đủ các điều kiện hoặc tham gia hỗ trợ trong việc phiên dịch hay hướngdẫn những phụ nữ DTTS khác. Việc có mặt của phụ nữ DTTS tại các cơ sở cung cấpdịch vụ sẽ có thể làm tăng sự thân thiện của cơ sở đối với phụ nữ DTTS khi họ đếnvới dịch vụ. Có thể sử dụng các cán bộ phụ nữ hoặc những người khác đã sẵn cóuy tín trong cộng đồng phụ nữ DTTS.

Thứtư, nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý

Xâydựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực làm công tác trợ giúp pháp lý của địa phương. Đổi mới nội dung,phương pháp đào tạo theo hướng tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đứcnghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trợ giúp pháp lý đặc biệtlà kỹ năng trợ giúp cho các đối tượng đặc thù là phụ nữ dân tộc thiểu số trongcác lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính…

Thứnăm, tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan

Tăngcường sự phối hợp giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan có liênquan (cơ quan tố tụng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xãhội, ...) để phát hiện và trợ giúp pháp lý kịp thời người dân tộc thiểu số; Cáctổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã chủ động tiếp cận, xử lý các thông tinliên quan đến người được TGPL là phụ nữ dân tộc thiểu số trên các phương tiệnthông tin đại chúng để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ;

Bêncạnh đó, cần thiết lập mạng lưới tại cơ sở: các thiết chế có thể giúp người dântiếp cận TGPL: UBND cấp xã; công chức tư pháp, hộ tịch; tổ hòa giải; già làng,trưởng bản, người có uy tín; cán bộ phụ nữ; công an xã; hội nông dân; hợp tácxã...

Cóthể nói rằng việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận trợ giúppháp lý cho phụ nữ DTTS ở Việt Nam là hết sức cần thiết bởi nó sẽ góp phần giúpcho các nhóm phụ nữ DTTS đang bị ngăn cản bởi rất nhiều rào cản đã ăn sâu, bámrễ trong sự bất bình đẳng có cơ hội phát triển. Ngoài ra, giúp phụ nữ dân tộcthiểu số đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung và mục tiêu phát triểnbền vững nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Báo cáo về tình trạng phụ nữ và trẻ emgái dân tộc thiểu số, Ủy ban dân tộc và UN Women, 2015

2.    Cục trợ giúp pháp lý www.nlaa.gov.vn,

3.    Non-state Justice Systems in Bangladeshand the Philippines, Stephen Golub, Boalt Hall School of Law, University ofCalifornia at Berkeley, January 2003

4.     http://caraga.dilg.gov.ph/main/

5.    http://trogiupphaply.gov.vn/

6.    Luật Trợ giúp pháp lý 2017

7.    Quyết định số 734/TTg/1997

8.    https://minorityrights.org/country/australia/

9.     https://www.creativespirits.info/aboriginalculture/people/aboriginal-population-in-australia

10.           Báo cáo Barangay Justice Advocates: Dareto Resolve, Resolve to Win A Typology of Cases on Community Conflicts Managedby Barangay Justice Advocates – 12/2011

11.           Báo cáo chương trình gìn giữ hòa bình vàtrật tự của KP năm 2019

12.            Báo cáo hoạt động thường niên của MLAA

13.           https://www.refworld.org/docid/4954ce6519.html

14.            Báo cáo năm 2015 về “Bạo lực đối với phụ nữBangladesh”

 



[1]Luật trợ giúp pháp lý 2017

[3]Tham khảo thêm tại Trợ giúp pháplý Việt Nam  http://trogiupphaply.gov.vn/ truy cập ngày 31 tháng 8 năm2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK