Hiệp định EVIPA và những tác động tích cực đối với Việt Nam
Cập nhật : 9:47 - 17/12/2020

Việc thực hiệncam kết theo Hiệp định EVIPA sẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hoàn thiệnhệ thống thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theohướng ngày càng thuận lợi, bình đẳng, an toàn, minh bạch và thân thiện hơn đốivới nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặt khác, việc thiết lập cơ chế giảiquyết tranh chấp thường trực theo Hiệp định EVIPA để giải quyết tranh chấp giữanhà nước và nhà đầu tư của một bên được đánh giá là bước tiến mới so với cơ chếtrọng tài giải quyết tranh chấp theo từng vụ việc mà Việt Nam đã áp dụng theo66 Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết trong gần30 năm qua. Cơ chế thường trực sẽ loại bỏ sự can thiệp của nhà đầu tưvào việc lựa chọn thành viên cơ quan giải quyết tranh chấp, hạn chếxung đột lợi ích, nâng cao yêu cầu về chuyên môn và tính độc lập củacác thành viên này. Mặt khác, quy trình giải quyết tranh chấp theo haicấp (sơ thẩm và phúc thẩm) của cơ chế này sẽ góp phần giảm rủi ro,nâng cao tính nhất quán của quá trình giải quyết tranh chấp. Với nhữngđiểm tiến bộ nêu trên so với các Hiệp định đầu tư song phương cũng như FTA hiệnhành, Hiệp định EVIPA tạo cơ sở pháp lý bảo đảm để Việt Nam thực thi các cam kếttheo Hiệp định này và pháp luật của mình một cách công bằng, minh bạch, nhấtquán và có hiệu quả.

Các nghiêncứu đánh giá tác động của Hiệp định EVIPA đối với Việt Nam đã được các cơ quanBộ ngành phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành. Theo đó, những tác động tíchcực của Hiệp định được đánh giá khái quát như sau:

- Tác động về chính trị, anninh quốc gia và đối ngoại

Hiệp định đã quy định một sốnguyên tắc nhằm bảo đảm để Việt Nam phát triển quan hệ với EU trên tinh thầntôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dântộc phù hợp với những mục tiêu đã được các Bên thỏa thuận theo Hiệp địnhhợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA).         

Hiệp định cũng khẳng địnhquyền của Việt Nam trong việc ban hành chính sách trên lãnh thổ của mìnhđể đạt được các mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường, đạo đức xãhội, người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích và bảo vệ tính đa dạng văn hóa.

Theo các quy định tạiChương 4, mỗi Bên được quyền duy trì các biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninhquốc gia, trật tự an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tàichính, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.

Về đối ngoại, việc thực thiHiệp định này sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết về kinh tế, thươngmại, đầu tư giữa Việt Nam và EU, đồng thời củng cố và làm sâu sắc hơn mốiquan hệ giữa hai Bên. Cùng với Hiệp định EVFTA, Hiệp định này sẽ tiếp tụckhẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong Khuvực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình Dương, góp phần nâng cao vị thế củaViệt Nam trong khối ASEAN, khu vực cũng như trên trường quốc tế.

- Tác động đối với chính sách kinh tế vĩ mô[1]:

Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA sẽ thúc đẩytăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua tác động tới đầu tư, thương mại, cảithiện năng suất và cải thiện môi trường thể chế.

Trong ngắn hạn (giai đoạn 2019-2021), tăngtrưởng thương mại do giảm các hàng rào phi thuế quan (NTB) có tác động tích cựchơn đến tăng trưởng GDP.  So với trường hợpkhông tham gia các Hiệp định này, GDP của Việt Nam tăng thêm từ 0,28% đến0,63%/năm.

Trong trung hạn (giai đoạn 2022-2024), việc cắtgiảm NTB và gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cótác động nổi trội đến tăng trưởng GDP. So với trường hợp không tham gia các Hiệpđịnh này, GDP của Việt Nam tăng thêm từ 1,24% đến 2,02%/năm.

Trong dài hạn (giai đoạn 2025-2030), việc cắtgiảm NTB, gia tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam và sự cải thiện năng suất là nhữngnhân tố chính tác động mạnh đến tăng trưởng GDP, thương mại và những tác độngnày sẽ được cộng hưởng bởi việc cắt giảm thuế quan. Dưới tác động tổng hợp củaviệc cắt giảm thuế, NTB, gia tăng FDI và cải thiện năng suất thì so với trườnghợp không tham gia các Hiệp định này, GDP của Việt Nam tăng thêm từ 3,53% đến4,37%/năm.

Việc tham gia các Hiệp định này dự kiến sẽ cótác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo việc làm và thu nhập của ngườilao động. Theo đó, trong ngắn hạn, trung bình mỗi năm sẽ tạo thêm từ khoảng26.000 đến 66.000 việc làm; trong trung hạn, tạo thêm từ 56.000 đến 81.000 việclàm; trong dài hạn, tạo thêm từ 43.000 đến 34.000 việc làm.

Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi,hai Hiệp định này không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khảnăng làm tăng tiền lương của người lao động. Chi phí lao động bình quân đối vớicác doanh nghiệp có xuất khẩu và có vốn đầu tư nước ngoài đều cao hơn.

Bên cạnh đó, việc thi hành các nghĩa vụ theoHiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồmcả các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạtđộng sáng tạo, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sảnphẩm và dịch vụ một cách dễ dàng hơn tại Việt Nam. Đây là động lực để các doanhnghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào việc tạo ra tài sản được xác lập và bảovệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệvà tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài đểnâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam trong ngắn hạn và tạo điều kiện từngbước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của Việt Nam trong dài hạn.

- Tác động đốivới hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh và thu hút FDI:

Việc thực hiện cam kết theoHiệp định EVIPA sẽ là động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thốngthể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướngngày càng thuận lợi, bình đẳng, an toàn, minh bạch và thân thiện hơn đối vớinhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.  

Hiệp định có nhiều quy địnhnhằm bảo đảm cân đối giữa việc bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ lợi íchcủa quốc gia, cộng đồng như quy định rõ giới hạn và điều kiện hưởng các quyềntheo Hiệp định của nhà đầu tư; khẳng định quyền của các quốc gia trong việc banhành chính sách để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an ninh, môi trường, đạo đức xã hội,bảo vệ người tiêu dùng; quy định các biện pháp ngoại lệ về an ninh quốc gia, vềtrật tự an toàn xã hội, về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính… Các quy định nàytạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam xây dựng và thực hiệnchính sách thu hút đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộicủa mình.

Việc tăng cường thu hút nguồnvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản trị tiên tiến của EU là một trong những giảipháp quan trọng nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/08/2019 của BộChính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hợptác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Theo đó, hoạt động thu hút đầu tư nướcngoài cần chuyển mạnh từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trịgia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứngtoàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước,đồng thời phù hợp với giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường.

Cùng với những cam kết vềmở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo Hiệp định EVFTA, việcthực thi Hiệp định EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thuhút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh do mức độ tự do hóa đầu tư củaEU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm theo quy định của 02 Hiệp định này, đặc biệtlà trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễnthông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từEU vào Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ trong các ngành nêu trên màcòn trong nhiều ngành EU có thế mạnh như: công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch,năng lượng tái tạo.

Đầu tư từ EU trong các lĩnhvực này có thể hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế trong nước. Thông qua liên kếtsản xuất với doanh nghiệp có vốn đầu tư của EU, doanh nghiệp trong nước sẽ cócơ hội tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của EU và toàn cầu, được chuyểngiao công nghệ, kỹ năng, qua đó sẽ nhận được tác động lan tỏa về công nghệ,nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần tăng sức cạnh tranh và hiệu quả củanền kinh tế.

Mặt khác, quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA đượcquy định chặt chẽ hơn sẽ thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào sảnxuất hàng hóa tại Việt Nam để tận dụng lợi thế về tiếp cận thị trường EU của ViệtNam, giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự kiến dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ gia tăngkhông chỉ từ các nước thành viên EU tìm kiếm cơ hội tiếp cận thịtrường Việt Nam, và thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường các nướcASEAN khác mà còn từ các nhà đầu tư các nước khác tìm kiếm cơ hộithông qua Việt Nam tiếp cận thị trường EU.

- Tác động đốivới cơ chế giải quyết tranh chấp và thi hành pháp luật:

Các quy định của Hiệp định EVIPA được xây dựngchi tiết, có tiêu chí rõ ràng, ghi nhận quyền ban hành và thực hiệnchính sách của mỗi Bên. Điều đó sẽ góp phần bảo đảm để các quy định của Hiệpđịnh EVIPA được hiểu và áp dụng một cách nhất quán, giúp hạn chế tối đa khảnăng tranh chấp xảy ra.

Mặt khác, việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấpthường trực theo Hiệp định EVIPA để giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhàđầu tư của một Bên được đánh giá là bước tiến mới so với cơ chế trọng tài giảiquyết tranh chấp theo từng vụ việc (ad hoc) mà Việt Nam đã áp dụng theo 66 Hiệpđịnh song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết trong gần 30 nămqua.

Cơ chế thường trực sẽ loại bỏ sự can thiệp củanhà đầu tư vào việc lựa chọn thành viên cơ quan giải quyết tranhchấp, hạn chế xung đột lợi ích, nâng cao yêu cầu về chuyên môn vàtính độc lập của các thành viên này. Mặt khác, quy trình giải quyếttranh chấp theo hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) của cơ chế này sẽ gópphần giảm rủi ro, nâng cao tính nhất quán của quá trình giải quyếttranh chấp.

Với những điểm tiến bộ nêu trên so với các Hiệp định đầutư song phương cũng như FTA hiện hành, Hiệp định EVIPA tạo cơ sở pháp lý bảo đảmđể Việt Nam thực thi các cam kết theo Hiệp định này và pháp luật của mình mộtcách công bằng, minh bạch, nhất quán và có hiệu quả. Tuynhiên bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện cơ chế giải quyết tranhchấp theo Hiệp định EVIPA cũng đặt ra những thách thức lớn hơn, đòi hỏi ViệtNam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhấtquán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủtục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyếtcó hiệu quả những tranh chấp này, đồng thời cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiệncơ chế cảnh báo sớm để phòng ngừa tranh chấp.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo số 160/BC-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ thuyếtminh về Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liênminh Châu Âu.

2. Tờ trình số 02/TTr-CTN của Chủ tịch nước ngày 18/4/2020 về việc phê chuẩn Hiệp địnhBảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bênlà Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu

3. Thảo luận về việc trình Quốc hội phê chuẩn EVFTA và EVIPA

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/thao-luan-ve-viec-trinh-quoc-hoi-phe-chuan-evfta-va-evipa-456778/

4. Cần thiết sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/can-thiet-som-phe-chuan-hiep-dinh-evfta-va-evipa/855384-58053-775389

5. Quốc hội phê chuẩn 2 Hiệp định “mở ra chân trời” phát triểnmới

https://baodantoc.vn/quoc-hoi-phe-chuan-2-hiep-dinh-mo-ra-chan-troi-phat-trien-moi-1591601795798.htm


[1]Đánh giá của Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế xã hội quốc gia tại thời điểmtháng 12/2019 theo mô hình NiGEM

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK