HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 9 – SỐ 2
Cập nhật : 9:45 - 17/12/2020

Câu hỏi: Hội đồng nhân dân cấp xã giải tán khi nào?

Trả lời:

Khoản1 Điều 139 của Luật Tổ chứcchính quyền địa phương 2015 quy định giảitán Hội đồng nhân dân cấp xã trong các trường hợp Hội đồng nhân dân cấp xã làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích củaNhân dân. Hội đồngnhân dân cấp huyện có thẩm quyềngiải tán Hội đồng nhândân cấp xã. Nghị quyết giải tán Hộiđồng nhân dân cấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải trình Hội đồng nhân dâncấp tỉnh phê chuẩn. 

Hội đồng nhân dân cấp xã bị giải tán chấm dứthoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

Trong trường hợp Hội đồng nhân dân cấp xã bị giải tán thì Chủ tịch Uỷban nhân dân cấp huyện chỉ định QuyềnChủ tịch Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân lâm thời đểthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2020) cho đến khi Hộiđồng nhân dânUỷ ban nhân dân mới được bầu ra.

Thường trực Hội đồng nhân dâncấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dântrong trường hợp giải tán Hộiđồng nhân dân cấp xã. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dânđược thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dânmới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dânđã bị giải tán. 

 

Câu hỏi: Việc thành lập, giải thể, nhập,chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thực hiện theo trình tự,thủ tục nào?

Trả lời:

- Theo Khoản 3 Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liênquan đến địa giới đơn vị hành chính cấpxã.

- Theo Khoản 1 Điều 129 Luật Tổ chức chínhquyền địa phương 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết địnhthành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hànhchính cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp xã.

- Theo Khoản 2 Điều 129 Luật Tổ chức chínhquyền địa phương 2015, Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấyý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính và thực hiện các công việcsau đây:

+ Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến vàcác tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhândân cấp xã trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thôngtin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;

+ Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổchức lấy ý kiến cử tri;

+ Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tinđiện tử của Chính phủ.

- Theo Khoản 4 Điều 131Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra Uỷban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấyý kiến cử tri.

- Theo Khoản 5 Điều 131 Luật Tổ chức chínhquyền địa phương 2015, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấyý kiến; 

+ Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường,thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;

+ Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;

+ Tổng hợp biên bản họp,phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

Theo Điều132 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Hội đồng nhân dân thông qua đềnghị thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh đơn vị hành chính ở địa phươngnhư sau:

- Sau khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nếu có trên nămmươi phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì cơ quan xây dựng đề áncó trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính có liênquan để lấy ý kiến.

- Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương,dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính do cơ quan chịu trách nhiệm gửi đến, Hội đồng nhân dân cấp xã có liên quan thảo luận, biểu quyết về việctán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc tán thành hoặc không tánthành chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vịhành chính được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp huyện.

 

Câu hỏi: Việcthẩm tra đềán thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015, việc thẩmtra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính đượcquy định như sau:

- Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáoQuốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Hồ sơ thẩm tra gồm có:

+ Tờ trình vềthành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

+ Đề án thànhlập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

+ Báo cáo đánhgiá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơnvị hành chính;

+ Báo cáo tổnghợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức cóliên quan;

+ Dự thảo nghịquyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

 

Tham khảo:

1. Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2015.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật 2020.

3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK