Hỏi – đáp dành cho đại biểu dân cử tháng 9 – số 1
Cập nhật : 9:43 - 17/12/2020

Câu hỏi: Tchức chính quyền địa phương khi chia mộtđơn vị hành chính cấpxã thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp?

Trả lời:

Điều 135 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về tchức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hànhchính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp, như sau:

- Trường hợp một đơn vị hànhchính cấp xã được chia thành nhiềuđơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặccông tác ở địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hànhchính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

- Trường hợp Hội đồng nhân dân các đơn vị hành chính cấp xã mới có số đại biểulớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015 thì Hộiđồng nhân dân mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo quy định tạiĐiều 83 của LuậtTổ chức chính quyền địa phương 2015 (đã được sửa đổi,bổ sung tại Khoản 26 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019)  và hoạt động cho đếnkhi Hộiđồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

- Trường hợp số lượng đại biểuHộiđồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ haiphần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015 vàthời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử.   

- Hội đồng nhân dân sau khi đã được bầubổ sung đại biểu thì tổ chức kỳ họp thứ nhất để tiến hành bầu các chức danh củaHộiđồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo quy định tạiĐiều 83 của LuậtTổ chức chính quyền địa phương 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản26 Điều 2 Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương 2019)  và hoạt động cho đếnkhi Hộiđồng nhân dân khóa mới được bầu ra. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở các đơn vịhành chính cấp xã mới do một triệu tậpviên được Thường trực Hộiđồng nhân dân cấp huyện chỉ định trong số đạibiểu Hộiđồng nhân dân của đơn vị hành chính mới để triệu tập và chủ tọa kỳ họpcho đến khi Hộiđồng nhân dân xã bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hànhchính mới.

- Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vịhành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địaphương 2015 và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơnhoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồngnhân dân theođề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính trước khi đượcchia. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ định Quyền Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân lâm thời, đối vớiđơn vị hành chính cấp xã.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã khi điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặcdi chuyển tập thể dân cư?

Trả lời:

Theođiều 137 Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015 thì:

- Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vịhành chính này được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc địa phận đó sẽ là đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương vàtiếp tục hoạt động ở đơn vị hành chính mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.

- Trường hợp một tập thể dân cư được di chuyển đến nơikhác thì đại biểu Hộiđồng nhân dân nàochuyển theo tập thể đó sẽ là đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tương đương và tiếp tục hoạt động ở đơn vị hànhchính mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.

 

Câu hỏi: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã khi không còn đủ hai phầnba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được pháp luậtquy định như thế nào?

Trả lời:

Theođiều 138 Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015 thì:

- Trườnghợp Hội đồng nhân dân cấp xã không còn đủ hai phầnba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được bầu theo quy địnhcủa LuậtTổ chức chính quyền địa phương 2015 và thời gian còn lạicủa nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 89 của Luậtbầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 (Luật số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội).  

- Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp xã không còn đủ hai phầnba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy địnhcủa LuậtTổ chức chính quyền địa phương 2015 và thời gian còn lạicủa nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Hội đồng nhân dân chỉ thảo luận vàquyết định về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã tiếp tục thực hiện các nhiệmvụ, quyền hạn sau:

+ Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc chuẩn bị hội nghị của các đạibiểu Hội đồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đạibiểu Hội đồng nhân dân để bàn và ra nghị quyết của Hội đồngnhân dânvề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương;  

+ Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp xã,ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu Hộiđồng nhân dân;

+ Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điều kiệnđể các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;

+ Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của Hộiđồng nhân dânkhóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác củaThường trực Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

Trường hợp khuyết Chủtịch Hộiđồng nhân dân cấp xã thì Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hộiđồng nhân dân cấp xã. 

 

Tham khảo:

1. Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2015.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật 2020.

3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK