Giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân (Phần 1)
Cập nhật : 9:28 - 17/12/2020

Đặt vấn đề

  Quyền tiếp cận thông tin là một trong nhữngquyền cơ bản của con người và đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới. Đây vừa làmột trong những quyền cơ bản, vừa là tiền đề để con người thực hiện các quyềncông dân cơ bản trên các lĩnh vực khác: dân sự, chính trị, kinh tế,… Tại ViệtNam, quyền tiếp cận thông tin nằm trong nhóm quyền dân sự, chính trị đã đượcĐảng và Nhà nước ghi nhận và bảo vệ trong các văn kiện của Đảng và Hiến pháp,pháp luật của Nhà nước. Điều 25 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”.Quy định này đã được cụ thể hóa tại nhiều luật chuyên ngành: Luật Báo chí, LuậtPhòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo,…  

Tuynhiên, theo Báo cáo Đánh giá thực trạng pháp luật về đảm bảo quyền tiếp cậnthông tin của Bộ Tư pháp năm 2015, các quy định của hệ thống pháp luật hiệnhành về quyền tiếp cận thông tin vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc như: (1) thiếu quy định chung, chính thức vàthống nhất về thông tin, quyền tiếp cận thông tin; (2) hệ thống pháp luật hiệnhành còn chưa thống nhất, đồng bộ trong việc cụ thể hóa quy định của Hiến phápnăm 1992 về quyền được thông tin của công dân và quy định của Hiến pháp năm2013 về quyền tiếp cận thông tin; (3) pháp luật hiện hành chưa quy định nguyêntắc xác định phạm vi thông tin được tiếp cận và không được tiếp cận, thông tinbị hạn chế tiếp cận; (4) hầu hết các văn bản hiện hành chưa chú trọng đến quyềnđược chủ động yêu cầu cung cấp thông tin của công dân. Chính vì vậy, Luật Tiếp cận thông tin 2016đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo quyền tiếp cận thôngtin của công dân, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa. Để công dân có thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin củamình một cách có hiệu quả, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cótrách nhiệm liên quan cần thực hiện những giải pháp sau:

1. Nângcao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tiếp cận thôngtin

 

Để hoạt động tiếp cận thông tin của nhân dân diễn ra một cách chủ động, tích cực, yêu cầu đầu tiên làphải có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến về quyền tiếp cận thông tin để công dân nâng cao kiến thức, hiểu biết của nhân dân về pháp luật cũng như sự nhận thức, ý thức trách nhiệmtrong việc thực hiện quyền lợi của mình. Việc nâng cao hiệu quả của công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể được thực hiện thông qua những giảipháp sau:

          -Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị - xãhội cần duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mọi người đều có kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật, đặc biệtlà về những quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý nhànước, tiếp cận thông tin, để công dân có thể chủ động trongviệc tìm hiểu, nắm bắt các thông tin, từ đó góp phần tham gia xây dựng chínhsách, pháp luật.

          -Thứ hai, Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cần tậptrung vào việc đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức tuyên truyền, phổ biếnpháp luật sao cho phù hợp với các quần chúng nhân dân ở nhiều thành phần, nghề nghiệp, lĩnh vực nhằm tạo sự mới mẻ, hấp dẫn của các hoạt độngtuyên truyền, có sức lôi cuốn mạnh mẽ để công dân thamgia. Đối với vấn đề quyền tiếp cận thông tin, nội dung tuyên truyền cần làm rõvai trò, nội dung, hình thức, thủ tục yêu cầu tiếp cận thông tin, phạm vi thôngtin được tiếp cận. Hình thức tuyên truyền, phổ biến cũng cần hiện đại, phù hợphơn, có thể lồng ghép vào những phong trào tuyên truyền, phổ biến pháp luậtnhư: các cuộc thi viết, thuyết trình, hùng biện, hái hoa dân chủ về kiến thứcpháp luật,…

          -Thứ ba, tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho lựclượng tuyên truyền viên ở cơ sở để họ có đủ những kiến thức và kỹ năng cầnthiết để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật nói chung vàphổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tiếp cận thông tin nói riêng tại địaphương.

          -Thứ tư, tăng cường các hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhànước, đặc biệt là các cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để cùng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về tiếp cận thông tin và vận động nhân dân thamgia thực hiện quyền lợi của mình.

          -Thứ năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiếp tục duy trì và bổ sungnguồn kinh phí hỗ trợ hàng năm, đầu tư cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt độngtuyên truyền, phổ biến pháp luật đảm bảo để công dâncó thể thực hiện quyền này một cách dễ dàng, thuận tiện.

2. Bảođảm trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc chủ động cung cấpthông tin

Trên thực tế, công dân có tiếp cận đượcthông tin hay không phụ thuộc chủ yếu vào hoạt đng của cơ quan nhà nước, đặc biệt là năng lựcphục vụ của công chức nhà nước, bởi vậy, luật tiếp cận thông tincủa các quốc gia đều quy định khá cụ thể trách nhiệm của cơ quannhà nước trong việc cung cấp thông tin. Tuy nhiên, trong bối cảnh LuậtTiếp cận thông tin tại Việt Nam chỉ mới được ra đời và chưa có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về trách nhiệmcủa các cơ quan nhà nước trong việc chủ động cung cấp thông tin cũng như cungcấp thông tin theo yêu cầu là rất mờ nhạt. Vì vậy, trong thời gian tới, các vănbản hướng dẫn luật cần làm rõ vấn đề này theo hướng:

- Quy định cụ thể trách nhiệm chủ động công khai thông tinngay cả khi không có yêu cầu: Một đặc điểm chung trong pháp luật củahầu hết các quốc gia là đều có quy định các cơ quan Chính phủ cónghĩa vụ phải cung cấp một số loại thông tin nhất định một cách tíchcực. Các thông tin này thường bao gồm chi tiết về cơ cấu tổ chứcvà các quan chức chủ yếu của Chính phủ, lời văn của các đạo luậtvà quy định, các đề xuất và chính sách hiện hành, các biểu mẫu vàquyết định. Các đạo luật về tiếp cận thông tin mới ban hành có xuhướng quy định minh thị một danh mục các loại thông tin cần phải côngbố. Việc công khai thông tin có thể bằng nhiều hình thức: đăng tảitrên trang thông tin điện tử, trên các phương tiện thông tin đạichúng, qua người phát ngôn,…. Tuy nhiên, Luật Tiếp cận thông tin của ViệtNam hiện tại mới dừng lại ở việc quy định trách nhiệm cho các cơ quan nhà nướcnói chung mà chưa làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, ban ngành cụ thể. Chỉkhi cung cấp thông tin một cách chủ động và tích cực như trên, công dân mới được chủ động tiếp cận với các thông tin cầnthiết. Đồng thời làm giảm gánh nặng hành chính khi phải trực tiếptrả lời những câu hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin thông dụng. Việc công bố thông tin khi không có yêu cầunày có thể trực tiếp cải thiện tính hiệu quả của các cơ quan. Hộiđồng Liên minh Châu Âu, trong Báo cáo thường niên năm 2003 của mìnhđã lưu ý rằng “các tài liệu màcông chúng có thể tiếp cận trực tiếp càng tăng lên thì số lượngcác yêu cầu tiếp cận tài liệu sẽ càng giảm đi”[1].Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong báo cáo năm 2002 đã nêu rõ rằng, nhiều cơquan Chính phủ đã làm giảm đáng kể các yêu cầu cung cấp thông tinthông qua việc đăng công khai các tài liệu mà công chúng quan tâm trêntrang tin điện tử của mình[2].

- Quy định trách nhiệm đăng tải thông tin trên websitecủa cơ quan: nhiều luật tiếp cận thông tin của các quốc gia quy định,các cơ quan Chính phủ có nghĩa vụ phải công bố các loại thông tinnhất định trên trang tin điện tử của mình theo định kỳ. Biện phápnày cho phép việc tiếp cận thông tin được thực hiện nhanh chóng vàđỡ tốn kém cả về phía người dân lẫn cơ quan nắm giữ thông tin.

 

(Còntiếp)

 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Thị Thu Vân, Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, Tạp chí Nghiên cứu lậppháp số 17 (154), tháng 9/2009.

2. Hội đồng Châu Âu, Báo cáo thường niên của về Thi hành Quy chế EC số 1049/2001 của Nghịviện và Hội đồng Châu Âu ngày 30/5/2001 về Tiếp cận của công chúng đối với cáctài liệu của Nghị viện, Hội đồng và Ủy ban Châu Âu.

3. Bộ Tưpháp Hoa Kỳ, Tóm tắt các báo cáo thườngniên về Luật Tự do thông tin, 2002.



[1] Hội đồng Châu Âu, Báo cáo thường niên của về Thi hành Quy chế EC số 1049/2001 của Nghị việnvà Hội đồng Châu Âu ngày 30/5/2001 về Tiếp cận của công chúng đối với các tàiliệu của Nghị viện, Hội đồng và Ủy ban Châu Âu

[2] Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Tóm tắt các báo cáo thường niên về Luật Tựdo thông tin, 2002

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK