Khái quát những nội dung chính của Hiệp định EVIPA
Cập nhật : 16:37 - 16/12/2020

Những nội dung về bảo hộ, tự do hóa đầu tư và giải quyết tranh chấpđầu tư đã được đàm phán như một phần của Hiệp định thương mại tự do giữaViệt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA) từ năm 2012. Tuy nhiên,trong tháng 05 năm 2017, Tòa án Công lý Châu Âu đã ra phán quyết về việcphân định thẩm quyền giữa EU và từng nước Thành viên trong việc phê chuẩnHiệp định thương mại tự do EU - Singapore. Theo đó, các nội dung về đầutư gián tiếp của nước ngoài và bảo hộ đầu tư tại hiệp định nàyphải được Nghị viện Châu Âu và Nghị viện của từng nước thành viênphê chuẩn.

Sau phán quyết trên, để bảo đảm áp dụng thống nhất thẩm quyền phê chuẩnHiệp định về đầu tư giữa EU và các đối tác ngoài khối, EU đề xuất tách Hiệpđịnh EVFTA thành hai Hiệp định riêng, gồm:

- Hiệp định EVFTA (thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Nghị viện EU) quy địnhcác vấn đề thương mại và toàn bộ nội dung về tự do hóa đầu tư trực tiếpđã được hai Bên thống nhất trước đây.

- Hiệp định EVIPA (thuộc thẩmquyền phê chuẩn của Nghị viện Châu Âu và Nghị viện các nước Thànhviên) quy định về bảo hộ đầu tư (bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư giántiếp) và giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.

Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàmột bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là EVIPA) sẽ thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư songphương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Hiệp định có 4Chương, 92 Điều và 13 Phụ lục, gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Chương 1 quy định vềmục tiêu và các khái niệm sử dụng trong Hiệp định. Theo đó, mục tiêucủa Hiệp định là nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tưgiữa các Bên phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, thu hút đầu tư mộtcách có ý thức để bảo vệ môi trường, người lao động theo các tiêu chuẩn và thỏathuận quốc tế mà các Bên đã tham gia, đồng thời nâng cao mức sống, thúc đẩytăng trưởng, ổn định kinh tế, tạo cơ hội việc làm mới và cải thiện phúc lợichung.

-  Chương 2 quy định về phạm vi điều chỉnh củaHiệp định và cam kết của mỗi Bên về bảo hộ đầu tư đối với nhà đầu tư đã cóhoạt động đầu tư hợp pháp trên lãnh thổ của Bên kia. Chương này khôngquy định quyền tiếp cận thị trường của nhà đầu tư trong giai đoạn chấpthuận đầu tư vì đã được điều chỉnh tại Hiệp định EVFTA.

Theo Hiệp định EVIPA, nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư của mỗi Bênđược quy định như sau:  

- Mộtlà, mỗi Bên cam kết đối xử với nhà đầu tư của Bên kia không kémthuận lợi hơn nhà đầu tư của nước mình (Đối xử quốc gia). Tuy nhiên,các Bên có thể ban hành các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc nàyvới điều kiện biện pháp đó không trái với các cam kết của Bên đó về đầutư trong Hiệp định EVFTA.

- Hailà, mỗi Bên cam kết đối xử với nhà đầu tư của Bên kia không kémthuận lợi hơn nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào khác (Đối xử tốihuệ quốc), trừ:

+ Đối xử của mỗi Bên dành cho nhà đầutư của nước thứ ba trong các lĩnh vực: dịch vụ thông tin, văn hóa, thểthao và giải trí; thủy sản và nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp và sănbắn; khai thác mỏ và dầu khí;

+ Đối xử của mỗi Bên dành cho nhà đầutư của nước thứ ba theo các điều ước quốc tế đã được thực hiện trướckhi Hiệp định này có hiệu lực;

+ Đối xử mà các nước EU dành cho nhautheo các thỏa thuận nội bộ của khối EU và đối xử Việt Nam dành chocác nước ASEAN theo các thỏa thuận của khối này.

- Ba là, mỗi Bên bảo đảm đối xử công bằngvà thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư của Bên kia, đồng thời khôngcản trở, từ chối xét xử công bằng trong quá trình tố tụng hình sự, dân sự hoặchành chính hoặc vi phạm thủ tục tố tụng tư pháp và hành chính…

- Bốn là, các Bên cam kết không trực tiếphoặc gián tiếp quốc hữu hóa, tước quyền sở hữu của nhà đầu tư, trừ trườnghợp vì mục đích công, phù hợp với thủ tục luật định, trên cơ sở không phân biệtđối xử và bồi thường thỏa đáng, đầy đủ cho nhà đầu tư.

 - Năm là, mỗi Bên cam kết cho phép nhà đầutư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài (gồm vốn góp ban đầu, lợinhuận và thu nhập từ vốn khác, tiền bản quyền, phí hỗ trợ kỹthuật, các khoản tiền theo hợp đồng, tiền công và thu nhập khác củangười lao động nước ngoài, các khoản tiền bồi thường thiệt hại). Việcchuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến đầu tư được thực hiệnkhông chậm trễ, bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và theo tỷ giá thị trường áp dụngtại thời điểm chuyển tiền. 

Cam kếtnày không cản trở các Bên áp dụng pháp luật của nước mình một cáchcông bằng và không phân biệt đối xử trong các trường hợp: xử lý phá sảndoanh nghiệp; bảo vệ quyền của chủ nợ; giám sát thận trọng các tổ chức tàichính; phát hành, mua bán các công cụ tài chính; phòng chống tội phạm; bảo đảman sinh xã hội, chế độ hưu trí và tuân thủ phán quyết trong quá trình tố tụng.

- Sáulà, mỗi Bên cam kết không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trongtrường hợp Bên đó quyết định bồi thường cho nhà đầu tư về những thiệt hạiphát sinh do chiến tranh, xung đột vũ trang, và khi tài sản của nhà đầu tưbị trưng dụng hoặc phá hoại một cách không cần thiết trong các trường hợpnêu trên.

- Chương 3 quy định về cơchế giải quyết tranh chấp trong quá trình thực thi Hiệp định, gồm haiphần:

+ Phần A quy định về cơchế giải quyết tranh chấp giữa các Bên về việc giải thích và ápdụng Hiệp định. Các tranh chấp này được giải quyết tại trọng tàiđược thành lập theo từng vụ việc, tương tự cơ chế giải quyết tranhchấp quy định tại Hiệp định EVFTA.

+ Phần B quy định vềgiải quyết tranh chấp giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia theo cơ chếthường trực. Cơ chế này được thực hiện tại hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm, gồmcác thành viên do Việt Nam và EU thỏa thuận lựa chọn theo các tiêu chí được quyđịnh cụ thể tại Hiệp định. Khi có tranh chấp đầu tư phát sinh, Chủ tịch của từngcấp xét xử sẽ chỉ định các thành viên thụ lý vụ tranh chấp đó.

Ngoài ra, các Bên có thể lựachọn giải quyết tranh chấp thông qua trung gian hòa giải hoặc bằng cácbiện pháp giải quyết tranh chấp khác.

- Chương 4 quy định về cơchế tổ chức thực thi Hiệp định; theo đó, các Bên sẽ thành lập Ủy ban thựcthi Hiệp định nhằm bảo đảm thực hiện và áp dụng Hiệp định này phù hợp với mụctiêu đã đặt ra. Chương này cũng quy định về các biện pháp ngoại lệ mà mỗiBên có thể áp dụng mà không bị coi là vi phạm Hiệp định, bao gồm: Các biệnpháp bảo vệ trật tự an toàn xã hội, sức khỏe và cuộc sống con người, bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và bảo đảm tuân thủ pháp luật (Ngoại lệchung); Các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mỗiBên (Ngoại lệ an ninh); Các ngoại lệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ môvà cán cân thanh toán.

13Phụ lục của Hiệp định quy định những nội dung sau:

-Phụ lục 1: quy định các Cơ quan của các Bên có thẩm quyền quyết định ngừng cấpưu đãi đầu tư mà Bên đó không phải bồi thường cho nhà đầu tư.

-Phụ lục 2: quy định những ngoại lệ của Việt Nam về đối xử quốc gia, theo đó ViệtNam có quyền ban hành các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc giatrong các ngành được liệt kê trong Phụ lục này, với điều kiện biện pháp đó phùhợp với Danh mục cam kết cụ thể của Việt Nam trong Chương 8 của Hiệp địnhEVFTA.

-Phụ lục 3: quy định chi tiết cách hiểu Điều 2.5 về nghĩa vụ đối xử công bằng vàthỏa đáng.

-Phụ lục 4: quy định các tiêu chí xác định hành vi tước quyền sở hữu trực tiếpvà tước quyền sở hữu gián tiếp.

-Phụ lục 5: quy định việc không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nướcvà nhà đầu tư đối với việc đàm phán tái cấu trúc nợ của một Bên, trừ trường hợpviệc tái cấu trúc tạo ra phân biệt đối xử.

-Phụ lục 6: quy định Danh sách các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữaViệt Nam và các quốc gia thành viên EU sẽ được Hiệp định EVIPA thay thế khi Hiệpđịnh này có hiệu lực.

-Phụ lục 7: quy định Quy tắc tố tụng trong giải quyết tranh chấp giữa các Bêntham gia Hiệp định EVIPA.

-Phụ lục 8: quy định quy tắc ứng xử của trọng tài viên và hòa giải viên khigiải quyết tranh chấp giữa các Bên tham gia Hiệp định EVIPA.

-Phụ lục 9: quy định Cơ chế hòa giải tranh chấp giữa các Bên tham gia Hiệp địnhIPA.

- Phụ lục 10: quy định cơ chế hòa giải tranh chấpgiữa nhà đầu tư và các Bên.

-Phụ lục 11: quy định quy tắc ứng xử của thành viên Cơ quan giải quyết tranhchấp sơ thẩm, Cơ quan giải quyết tranh chấp phúc thẩm và hòa giải viên khi giảiquyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và các Bên.

-Phụ lục 12: quy định quy trình tố tụng đồng thời; theo đó, nhà đầu tư khôngđược đưa tranh chấp ra giải quyết theo Hiệp định này trong trường hợp nhà đầu tưđó hoặc công ty mẹ, con của nhà đầu tư đó đã đưa tranh chấp có liên quan ra tòaán hoặc trọng tài quốc tế khác.

-Phụ lục 13: quy định quy trình làm việc của Cơ quan giải quyết tranh chấp phúcthẩm.

Hiệp định đã quyđịnh một số nguyên tắc nhằm bảo đảm để Việt Nam phát triển quan hệ với EU trêntinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đoànkết dân tộc phù hợp với những mục tiêu đã được các bên thỏa thuận theo Hiệpđịnh hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA). Việc thực thiHiệp định này sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết về kinh tế, thươngmại, đầu tư giữa Việt Nam và EU, đồng thời củng cố và làm sâu sắc hơn mốiquan hệ giữa hai Bên.

Ngày30/6/2019, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Kếhoạch và Đầu tư Việt Nam cùng với Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mạivà Doanh nghiệp của Romania (đại diện Chủ tịch EU) và Cao ủy thương mại EU đãký Hiệp định EVIPA. Sáng ngày 8/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểuquyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên làCHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liênminh châu Âu (EVIPA)với 95,45% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo số 160/BC-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ thuyếtminh về Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liênminh Châu Âu.

2. Tờ trình số 02/TTr-CTN của Chủ tịch nước ngày 18/4/2020 về việc phê chuẩn Hiệp địnhBảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bênlà Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu

3. Thảo luận về việc trình Quốc hội phê chuẩn EVFTA và EVIPA

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/thao-luan-ve-viec-trinh-quoc-hoi-phe-chuan-evfta-va-evipa-456778/

4. Cần thiết sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/can-thiet-som-phe-chuan-hiep-dinh-evfta-va-evipa/855384-58053-775389

5. Quốc hội phê chuẩn 2 Hiệp định “mở ra chân trời” phát triểnmới

https://baodantoc.vn/quoc-hoi-phe-chuan-2-hiep-dinh-mo-ra-chan-troi-phat-trien-moi-1591601795798.htm

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK