Những khó khăn của người khuyết tật khi tiếp cận thị trường lao động
Cập nhật : 16:35 - 16/12/2020

Việc làm có ý nghĩa hết sứcquan trọng đối với người khuyết tật bởi nó giúp họ có thu nhập, ổn định đờisống. Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ góp phần giải phóng vàphát huy nguồn nhân lực cho xã hội mà còn đem lại sự phát triển kinh tế cho đấtnước. Trên thực tế, một bộ phận lớn người khuyết tật vẫn còn khả năng lao độngvà vẫn đang làm việc để tạo thu nhập, tuy nhiên họ gặp rất nhiều khó khăn và ràocản khi tham gia thị trường lao động, tìm việc làm phù hợp và an toàn.

 

1. Những khó khănđối với người khuyết tật

Kếtquả điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam 2016 do Tổng cục Thốngkê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF)công bố năm 2019 cho thấy, cả nước có khoảng 6,2 triệu người từ 2 tuổi trởlên (khoảng 7% dân số) là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số (gần 12triệu người) sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật.

Theo thống kê tại Báo cáo “An sinh xã hội cho laođộng là ngườikhuyết tật ở Việt Nam” do Viện Khoa họcLao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổchức Haans Seidel Foundation khảo sát, nghiên cứu năm 2016 cho thấy, tỷ lệ thamgia lực lượng lao động của người khuyết tật khá thấp, chỉ đạt 44,7% so tỷ lệ tham gia lực lượng lao độngtrong độ tuổi là 72,03%. Có đến 21% số người khuyết tật không tham gia lao động do mất khả năng lao động. Việc làmcủa ngườikhuyết tật không bền vững và dễ bị tổnthương, với tỷ lệ làm công hưởng lương chỉ chiếm 14,28%, chỉ bằng một phần haiso nhóm không khuyết tật. Đáng chú ý, tỷ lệ lao động khuyết tật trong khu vựcNhà nước rất thấp, chỉ chiếm 4,7%. Trong khi đó, tại khu vực phi chính thức cótới 89,1% lao động khuyết tật làm việc tại hộ kinh doanh cá thể và 3,4% trongkhu vực tư nhân... 

Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớingười khuyết tật bởi nó giúp họ có thu nhập, ổn định đời sống. Giải quyết việclàm cho người khuyết tật không chỉ góp phần giải phóng và phát huy nguồn nhânlực cho xã hội mà còn đem lại sự phát triển kinh tế cho đất nước. Đây không chỉlà trách nhiệm của riêng nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xãhội. Người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên không chỉ nhà nước, cáccơ quan tổ chức mà cả doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đặc biệt tới các đốitượng này nhằm đảm bảo cho họ được quyền bình đẳng như những người lao độngbình thường khác, tránh sự phân biệt đối xử. 

Đối với người khuyết tật, việc làm mang lạisinh kế bền vững nhất là việc làm trong khu vực có quan hệ lao động bởi khu vựcnày vẫn được đánh giá là có chất lượng việc làm ổn định thu nhập tốt và đượcbảo vệ bởi hệ thống pháp luật về lao động việc làm và an sinh xã hội. Tuy nhiêndo những đặc điểm về thể chất nên người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong tìmkiếm việc làm cũng như duy trì việc làm.

Thiếucơ hội việc làm

Đối với những người khiếm khuyết về hình thể vàsức khỏe, cơ hội việc làm đồng nghĩa với các điều kiện "đặc thù" đốivới họ. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu rất nhiều cơ hội việc làm phù hợp với khảnăng của người khuyết tật. Việc làm phù hợp ở đây bao hàm rất nhiều nghĩa nhưphù hợp với dạng khuyết tật, phù hợp giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng với khảnăng đáp ứng của người khuyết tật. Do vậy, phần lớn người khuyết tật nhận xétrằng có việc làm đã là một "sự may mắn", đặc biệt những người khuyếttật là nữ lại càng ít có cơ hội hơn.

Điềukiện, môi trường làm việc chưa phù hợp

Tại nơi làm việc, các dịch vụ xã hội còn thiếurất nhiều. Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng sử dụng người khuyết tật sẽ thêmnặng trách nhiệm, tốn kém về chi phí đầu tư cơ sở vật chất phù hợp cho ngườikhuyết tật. Hầu hết các công việc nơi người khuyết tật làm việc đều có nguy cơmất an toàn, nhất là an toàn về phòng chống cháy nổ, an toàn về điện, bệnh nghềnghiệp. Ngoài ra, với số lượng người khuyết tật xuất thân chủ yếu từ nông thôn,trình độ nhận thức còn hạn chế, việc tiếp cận thông tin còn nhiều rào cản cũnglà một trong các nguyên nhân khiến cho công tác an toàn, vệ sinh lao động đốivới nhóm đối tượng này đôi chỗ còn bị bỏ ngỏ.

Khókhăn trong tiếp cận thông tin về việc làm và tìm việc

Một trong những nguyên nhân người khuyết tật ítcó cơ hội tìm được việc làm ổn định là do người khuyết tật gặp khó khăn về tiếpcận thông tin trong vấn đề tìm việc làm. Vai trò của mạng xã hội rất quan trọngđể hỗ trợ người khuyết tật tìm việc làm, tuy nhiên, theo số liệu điều tra Tìnhhình lao động là người khuyết tật tiếp cận chính sách an sinh xã hội của ViệnKhoa học lao động và Xã hội tiến hành năm 2016, kênh tìm việc phổ biến vẫn làqua sự giới thiệu của người thân bạn bè, chỉ có 28 % tìm được việc làm thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng, trong khi sự hỗ trợ của các trung tâmdịch vụ việc làm còn rất hạn chế. Bên cạnh đó bản thân người khuyết tật còn tựti không mạnh dạn liên hệ hoặc chủ động đề nghị giới thiệu, giúp đỡ.

Nguycơ mất việc làm cao

Có việc làm đã khó xong nguy cơ mất việc làmlại càng cao. Đa số người khuyết tật rất lo lắng về khả năng bám trụ của họtrên thị trường lao động bởi những lý do không hề mới và rất khó giải quyết.

Khôngdám đòi hỏi về dự định việc làm trong tương lai

Với những hạn chế về nguồn sinh kế (như trìnhđộ, học vấn, sức khỏe và tâm lý xã hội), hoạt động sinh kế của người khuyết tậtcũng không bền vững (do ít nguồn thu nhập, nguồn thu nhập không ổn định, thunhập thấp hoặc không đủ trang trải cuộc sống), nên cơ hội việc làm tốt đối vớingười khuyết tật là rất mong manh. Do vậy, không khó để thấy rằng đa số ngườikhuyết tật đều hài lòng với công việc hiện tại và không dám đòi hỏi với nhữngdự định trong tương lai.

Do đó hơn ai hết, lao động là người khuyết tậtcần phải dựa vào hệ thống chính sách của nhà nước, sự hỗ trợ có hiệu quả hơncủa gia đình, doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội để giảm bớt các rào cản xã hội đốivới họ.

2.Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề người khuyết tật

Đảng và Nhà nước luôn giữ vững quan điểm, chủtrương về bảo đảm cho người khuyết tật được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩavụ, được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội đã được thể hiện tại Hiến phápvà các luật, quy định cụ thể.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, Điều 59 quy định:"Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội,phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn". Điều 61cũng quy định tạo điều kiện học văn hóa và học nghề cho người khuyết tật: "Nhànước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sửdụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèođược học văn hóa và học nghề".

Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 12  thôngqua ngày 17 tháng 6 năm 2010 là bằng chứng thể hiện bước chuyển lớn lao, khácăn bản về nhận thức và hành động thực tế của nhà nước và xã hội Việt Nam đốivới vấn đề người khuyết tật, đó là chuyển từ cách thức tư duy nhìn nhận vấn đềngười khuyết tật như việc nhân đạo, từ thiện sang tư duy về người khuyết tậttrên cơ sở quyền con người.

Năm 2007, Việt Nam đã ký kết tham gia Công ướccủa Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, là một hiệp định nhân quyềnquốc tế cơ bản nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhân phẩm của người khuyết tậttrên toàn thế giới. Việc ký kết tham gia công ước đã ảnh hưởng tích cực đếnviệc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam,trong đó có Luật người khuyết tật, được đánh giá là khá tương thích với Côngước về quyền của người khuyết tật, đã thể hiện toàn bộ tinh thần, nội dung quyđịnh của Công ước về việc bảo đảm, thực thi quyền con người, quyền của ngườikhuyết tật. Đến tháng10/2014, Quốc Hội đã phê chuẩn Công ước và Việt Nam đã trở thành thành viênchính thức của Công ước, trở thành một trong 151 nước thành viên và sẽ thựchiện những cam kết về đảm bảo quyền của người khuyết tật được quy định trong Côngước và hiện thực hóa các quyền đó thông qua việc tăng cường khuôn khổ pháp luậtvà tổ chức thực hiện chương trình và chính sách, đẩy mạnh cơ chế giám sát đánhgiá việc thực hiện.

Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóaXII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật cũngđã thể hiện việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách,pháp luật về người khuyết tật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướctrong thực hiện chính sách, pháp luật về người khuyết tật; đẩy mạnh xã hội hóahoạt động trợ trợ giúp người khuyết tật; phát huy vai trò, trách nhiệm của cáctổ chức chính trị - xã hội đối với người khuyết tật; nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật; đẩy mạnh xã hội hóa côngtác người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợgiúp người khuyết tật…

Có thể nói thời gian qua, quan điểm, chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước để hỗ trợ người khuyết tật đã được thể chế hóa thành hệthống pháp luật và các chính sách cụ thể, thiết thực dành cho người khuyết tậtnhằm hỗ trợ họ chủ động phòng ngừa, đối phó, giảm thiểu và khắc phục có hiệuquả những rủi ro để ổn định cuộc sống, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Hệ thốngcác chính sách an sinh xã hội đã bao phủ được hầu hết các lĩnh vực đời sống củaxã hội, từ các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật cho đến các chínhsách bảo trợ xã hội, trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáodục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình côngcộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sáchbảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi; khắc phụckhó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.

Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, năm 2019, ngân sách Nhà nước đã bố trí cho địa phương 17.517tỷ đồng để  thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP vềQuy định chính sách trợ giúp xã hội đối vớiđối tượng bảo trợ xã hộivà 131 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ vềgiáo dục đối với N ngườikhuyết tật. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, cáctổ chức của người khuyết tật đã tích cực huy động nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống vàđiều kiện sinh hoạt mọi mặt của người khuyết tật.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Báocáo “ASXH cho lao động là NKT ở Việt Nam” do Viện Khoa học Lao động và Xã hộithuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Haans SeidelFoundation khảo sát, nghiên cứu năm 2016.

2. Báo cáo Tổng kết công tác năm 2019 của Ủy ban Quốc gia về người khuyếttật Việt Nam.

3. Hướngtiếp cận an sinh xã hội đối với lao động khuyết tật

http://laodongxahoi.net/huong-tiep-can-an-sinh-xa-hoi-doi-voi-lao-dong-khuyet-tat-1305178.html

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK