Thực trạng giáo dục dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Phần 1)
Cập nhật : 16:27 - 16/12/2020

1. Thành tựu đạt được của giáo dục dân tộc thiểusố ở Việt Nam

Trong nhiều năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạocủa vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệtcủa của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư pháttriển dựa trên nguyên tắc: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùngtiến bộ”. Nhờ đó, công tác giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả quantrọng, tạo nền tảng thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc.

1.1 Số trường học tăng và điểm trường giảm

Đến nay hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầutư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng caochất lượng dạy và học. Theo kết quả điềutra, thu thập thông tin thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019 do Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp Ủy ban Dân tộc(UBDT) thực hiện, hiện nay cả nước có gần 21,6 nghìn trường học và 26,5 nghìnđiểm trường vùng DTTS, tương ứng tăng hơn 3,8 nghìn trường và giảm 2,3 nghìn điểmtrường so với năm 2015. Tỷ lệ trường học kiên cố đã đạt 91,3% (tăng 14,2 điểmphần trăm so với năm 2015)

Hình 1: Tỷ lệ trường và điểm trường kiên cố theocấp học

(Nguồn: Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê)

Bên cạnh đó, đã có nhiều mô hình trường học dànhcho con em đồng bào các dân tộc, như: Trường thanh niên dân tộc, trường vừa họcvừa làm, trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường dự bị đại học dântộc, trường thiếu sinh quân... Hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổthông được củng cố và phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồngbào các dân tộc. Có tổng số 280 trường nộitrú và 357 trường bán trú với tỷ lệ trường kiên cố đạt hơn 93%, trong đó đángchú ý là có 15 trường phổ thông dân tộc nội trú tại khu vực các xã vùng biên giớivới tỷ lệ trường học và phòng học kiên cố đạt 100%; điều này cho thấy sự quantâm của Nhà nước tới giáo dục tại các vùng biên giới.[1]

Ngoài ra, theo kết quả điều tra về tình hình kinhtế - xã hội 53 dân tộc thiểu số của Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc, tính đếnnăm 2019: số lượng người dân tộc thiểu số biết đọc, biết viết đạt 80,9%; số lượngngười dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông ởnam giới đạt 86,7% và nữ giới là 71,5%;

Hình 2: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết đọc, biếtviết

(Nguồn: Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê)

Cả nước chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếngdân tộc thiểu số (có chương trình và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành): tiếng Mông, Chăm, Khơ-me, Gia Rai, Ba Na, Ê-đê, với quy mô 715 trường;4.812 lớp; 113.231 học sinh. Các tỉnh có số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu sốđã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, biên soạn nhiềutài liệu, sách giáo khoa bằng tiếng dân tộc thiểu số đưa vào giảng dạy cho họcsinh địa phương. Hiện nay, việc bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu sốvà bồi dưỡng phương pháp dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho họcsinh dân tộc thiểu số được các cơ sở giáo dục, đào tạo triển khai tích cực. Bêncạnh chương trình đào tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dụcphổ thông, học sinh người dân tộc thiểu số còn được tham gia các hoạt động giáodục chuyên biệt, như giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp... và được chăm sóc sứckhỏe nhằm mục tiêu phát triển toàn diện.

Hình 3: Tỷ lệ biết đọc, biết viết chữ dân tộcmình

(Nguồn: Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê)

Hơn nữa, cùng với sự phát triển của hệ thống giáodục phổ thông, đã có 4 trung tâm đại học khu vực dành cho người dân tộc thiểu số:Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Hệ thống trường đào tạo nghề, trườngcao đẳng được củng cố và phát triển. Hiện cả nước, có trên 13 nghìn người dân tộcthiểu số có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng; hơn 78 nghìn người cótrình độ trung học chuyên nghiệp,... Đã thực hiện cơ bản sự nghiệp xóa mù chữ,phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quy mô đào tạo đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục tăng với tốc độ cao; trình độ taynghề, chuyên môn kỹ thuật của lao động từng bước được nâng lên; tiềm lực vàtrình độ khoa học - công nghệ đã có bước phát triển đáng kể. Hệ thống các trườngdự bị đại học và các khoa dự bị đại học dân tộc đang được phát triển cả về quymô đào tạo và cơ sở vật chất.

1.2 Các chế độ, chínhsách đối với học sinh dân tộc thiểu số được chú trọng

Việc thực hiện chế độ cửtuyển học sinh dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng đã tạo điềukiện thuận lợi cho học sinh dân tộc thiểu số được tiếp cận với các chương trìnhgiáo dục trình độ cao và tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số tương lai. Trongnhững năm qua đã có hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc thiểu số được cử đihọc tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước.Với chính sách cử tuyển, nhiều dân tộc thiểu số, như các dân tộc Hà Nhì, CờLao, Pà Thẻn, Kháng, Bố Y, Lào... lần đầu tiên có học sinh được cử đi học cáctrường trung cấp, cao đẳng, đại học.

Các tỉnh có đồng bào dântộc thiểu số thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộcthiểu số, như cấp miễn phí sách giáo khoa, vở học sinh, đồ dùng học tập, bảohiểm y tế, cấp học bổng, tín dụng cho học sinh, sinh viên, ưu tiên trong tuyểnsinh, đào tạo theo địa chỉ sử dụng... nhờ có các chính sách hỗ trợ con em cácgia đình nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, chế độphụ cấp đã tạo điều kiện cho nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số được họctập, góp phần tăng tỷ lệ các em đến trường. Con em các dân tộc thiểu số đều cóngười học đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề, nhiều em đã có những nỗ lựcvà đạt thành tích cao trong học tập. Năm 2018, Ủy ban Dân tộc đã tuyên dương166 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu, trong đó có 17 emđạt giải trong cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia năm 2018; 94 em là họcsinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; 2 học sinh trúng tuyển vàocác trường đại học, cao đẳng với số điểm từ 27 điểm trở lên; 11 học sinh dântộc thiểu số rất ít người tốt nghiệp trung học phổ thông và trúng tuyển vào đạihọc; 42 sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường, học viện, đại học,cao đẳng loại xuất sắc.[2]

1.3. Chất lượng giáo viênđược cải thiện

Chất lượng giáo viên vùngDTTS đã được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ giáo viên có trình độ từ đại học trởlên tăng đáng kể, từ 41,5% năm 2015 lên 68,8% năm 2019; tỷ lệ giáo viên cótrình độ dưới Trung cấp giảm từ 1,2 năm 2015 còn 0,5 năm 2019. Đồng bằng sôngCửu Long và Đồng bằng sông Hồng là các vùng có tỷ lệ giáo viên có trình độ từđại học trở lên cao nhất, lần lượt là 78,3% và 77,1%; tỷ lệ này thấp nhất ởvùng Trung du và miền núi phía Bắc (62%). Các xã vùng DTTS vẫn còn hơn 700 giáoviên có trình độ dưới THPT, tập trung chủ yếu tại vùng Trung du và miền núiphía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm khoảng 60% số giáo viêncó trình độ dưới THPT).

Hình 4: Tỷ lệ giáo viêntại các trường vùng dân tộc thiểu số theo trình độ cao nhất đạt được và vùngkinh tế - xã hội

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê)

(Còn tiếp)

 

Tài liệu tham khảo:

1. Đề tài trọng điểm cấp Bộ‘Những nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Namgiai đoạn 2000-2006 và một số kiến nghị cho giai đoạn tới’. Trần Thọ Đạt.

2.Giáo dục và tăng trưởng Kinh tế ở Đông Á và Việt Nam – Trần Thọ Đạt,2011

3. Xem thêm tại Ủy Ban dân tộc http://ubdt.gov.vn/home.htm

4. Kếtquả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộcthiểu số năm 2019, Tổng cục thống kê.

5. Bảo đảm quyền học tập của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Thựctrạng và những kiến nghị- Đào Thị Tùng – Tạp Chí cộng sản, 2020.

6. Thực trạng và giải pháp công tác phát triển giáo dục ở vùng dântộc thiểu số hiện nay – Hà Thị Khiết, 2018.

7. Sự học ở vùng sâu vùng xa – Báo tuổi trẻ - https://tuoitre.vn/su-hoc-o-vung-sau-vung-xa-440107.htm

 



[1]Kết quả điều tra thu thậpthông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Tổngcục thống kê

[2]Bảo đảm quyền học tập củangười dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Thực trạng và những kiến nghị- Đào Thị Tùng– Tạp Chí cộng sản, 2020

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK