Hỏi – đáp dành cho đại biểu dân cử tháng 8 – số 3
Cập nhật : 15:58 - 16/12/2020

Câu hỏi: Điềukiện thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã được pháp luậtquy định như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 128 của Luật Tổ chứcchính quyền địa phương 2015 quyđịnh về nguyên tắc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảmcác điều kiện sau đây:

- Phù hợp vớiquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hànhchính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạchngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợiích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địaphương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầuvề quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kếtdân tộc, phù hợp với các yếutố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhândân;

- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địagiới đơn vị hành chính cấp xã phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đó phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.

 

Câu hỏi: Cơquan nào có thẩm quyền quyết định việc giải thể đơn vị hành chính cấp xã?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 129 của Luật Tổ chứcchính quyền địa phương 2015 quyđịnh Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp xã; giải quyết tranh chấpliên quan đến địa giới đơn vị hànhchính cấp xã.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặttên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp xã được thựchiện theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyếttranh chấp liên quan đến địa giớiđơn vị hành chính.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp?

Trả lời:

Theo Điều 134 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, trường hợp nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đạibiểu Hội đồng nhân dân của các đơnvị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động chođến khi hết nhiệm kỳ.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ do một triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chínhmới.

Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới bầu cácchức danh của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (đãđược sửa đổi, bổ sung tại Khoản 26 Điều 2Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtTổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2019) và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dânkhóa mới được bầu ra, cụthể:

- Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Hội đồngnhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong sốcác đại biểu Hội đồng nhân dân theogiới thiệu của chủ tọa kỳ họp.

Trong nhiệm kỳ, Hội đồngnhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong sốđại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Thường trực Hội đồng nhân dân. Trường hợp khuyết Thường trực Hội đồng nhân dân thì Hội đồngnhân dân bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong sốđại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của chủ tọa kỳhọp được chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (đã được sửa đổi, bổ sungtại Khoản 31 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương2019).

- Hội đồng nhân dân bầu PhóChủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng nhân dân bầu Chủtịch Uỷ bannhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồngnhân dân. Chủ tịch Uỷban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồngnhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Uỷban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ khôngnhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Hội đồngnhân dân bầu Phó Chủ tịch Uỷban nhân dân, Ủy viên Uỷban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Uỷban nhân dân. Phó Chủ tịch Uỷban nhân dân, Ủy viên Uỷ bannhân dân không nhấtthiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

 

Câu hỏi: Vấn đề t chức chínhquyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điềuchỉnh một phần địa giới của các đơn vị hành chính khác được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều136 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định: Trường hợp thành lập mới mộtđơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa phận và dân cư của một sốđơn vị hành chính cùng cấp khác thì đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phận đó đượchợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động ởđơn vị mới cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương tại đơn vị hành chính mới được thành lập thực hiện theo quy định tại Điều135 của Luật Tổchức chính quyền địa phương 2015.

Hội đồng nhân dân tại đơn vị hành chính được điều chỉnh một phần địagiới để thành lập đơn vị hành chính mới tiếp tục hoạt động; việc bầu cử bổ sungđại biểu Hội đồng nhân dânthực hiện theo quy định tại Điều 89 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân (Luật số 85/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội).

 

Tham khảo:

1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

2.Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương2019.

3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK