HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 8 – SỐ 1
Cập nhật : 15:54 - 16/12/2020

Câu hỏi: Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền ký chứng thực nghị quyếtkhông?

Trả lời:

Phó Chủtịch Hội đồng nhân dân chỉ được ký chứng thực nghị quyết khi Chủ tịch Hội đồngnhân dân vắng mặt không tham gia điều hành kỳ họp Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịchHội đồng nhân dân điều hành kỳ hợp thì sẽ ký chứng thực nghị quyết.

 

Câu hỏi: Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã được xây dựng, ban hànhtheo trình tự nào?

Trả lời:

Quyếtđịnh của Uỷ ban nhân dân cấp xã được xây dựng, ban hành theo trình tự sau đây:

Bước1 Soạn thảo quyết định

Khoản1 Điều 144 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quyđịnh dự thảo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp xã tổ chức, chỉ đạo việc soạn thảo.

Bước2 Lấy ý kiến

Khoản2 Điều 144 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quyđịnh căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chứccó liên quan, của Nhân dân tại các thôn, làng, buôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dânphố, khu phố, khối phố và chỉnh lý dự thảo quyết định.

Bước3 Trình tự xem xét, thông qua dựthảo quyết định

Điều145 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định tổ chức, cá nhânđược phân công soạn thảo gửi tờ trình, dự thảo quyết định, bản tổng hợp ý kiếnvà các tài liệu có liên quan đến các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã chậm nhấtlà 03 ngày làm việc trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.

Việcxem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp Uỷ ban nhân dân cấp xã đượctiến hành theo trình tự sau đây:

a) Đạidiện tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo trình bày dự thảo quyết định;

b) Uỷban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.

Dự thảoquyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân cấpxã biểu quyết tán thành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký ban hành quyết định.

 

Câu hỏi: Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân cấp xã được thông báo tới người dân bằng hình thức nào?

Trả lời:

Điều150 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã được thông tin tới Nhândân ở địa phương bằng hai hình thức sau:

- Đượcniêm yết công khai;

- Đượcđưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Thờigian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định.

Trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải niêm yết công khai.

 

Câu hỏi: Thờiđiểm nào thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân cấp xã có hiệu lực?

Trả lời:

Điều151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Khoản 48 Điều 1 Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020 quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quyphạm pháp luật: Theo đó, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bảnquy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kểtừ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

 

Câu hỏi: Khinào thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân cấp xã hết hiệu lực?

Trả lời:

Điều154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định, Vănbản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dâncấp xã hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Hết thời hạn có hiệu lực đãđược quy định trong văn bản;

- Được sửa đổi, bổ sung hoặcthay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân đã ban hành văn bản đó;

- Bị bãi bỏ bằng một văn bảncủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Câu hỏi: Địabàn áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã được pháp luật quyđịnh như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 155 Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật 2015 quy định, Văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính cấp xã thì có hiệu lựctrong phạm vi xã, phường, thị trấn đó mà không thể vượt ra khỏi đơn vị hànhchính để sang xã, phường, thị trấn khác.

Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lựcvề không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyềnđịa phương được xác định như sau:

- Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiềuđơn vị hành chính cấp xã mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân của đơn vị cấp xã được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vịhành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hànhchính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

- Trường hợp nhiều đơn vị hành chính cấp xã được nhập thànhmột đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối vớiđơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vịhành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

- Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hànhchính cấp xã được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mởrộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.

 

Tham khảo:

1. Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2015.

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật 2020.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK