HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (PHẦN 1)
Cập nhật : 15:20 - 16/12/2020

Quyền thừakế là một trong những quyền cơ bản của công dân, là vấn đề từ xưa đến nay luônđược đặc biệt quan tâm trong đời sống xã hội. Ở nước ta, pháp luật về thừa kế lầnđầu tiên được đề cập đến trong Bộ luật Hồng Đức dưới triều đại của Vua Lê TháiTổ. Qua quá trình lịch sử xây dựng đất nước, chế định này ngày càng được nhà nướcquan tâm và hoàn thiện, được quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhấtcủa quốc gia.  Khoản 2 Điều32 Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định: “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừakế được pháp luật bảo hộ”. Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ luậtDân sự (BLDS) năm 2015 đã dành phần thứ tư để quy định về thừa kế, theo đó phầnthứ tư bao gồm 04 chương và 54 điều (từ Điều 609 - đến Điều 662). Về cơ bản cácquy định trong 04 chương (những quy định chung, thừa kế theo di chúc, thừa kếtheo pháp luật, thanh toán và phân chia tài sản) của BLDS là tương đối rõ ràng,đầy đủ, tuy nhiên, nghiên cứu pháp luật thừa kế, người viết nhận thấy chế địnhnày còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt trong phần quy định chung và quy địnhvề thừa kế theo di chúc. Những nội dung này cần sớm được điều chỉnh để đảm bảoquyền thừa kế tài sản của người dân và đảm bảo hiệu quả thực thi trong thực tiễn.

 

1. Những tồn tại, hạn chế trong Chương Những quyđịnh chung về thừa kế

1.1. Về Người thừa kế

Pháp luật dân sự ghi nhận quyền thừa kế của cánhân và các chủ thể không phải là cá nhân. Điều 613 BLDS quy định: “Người thừakế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra vàcòn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại disản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồntại vào thời điểm mở thừa kế ”.

Điều luật trên đã ghi nhận và đảm bảo quyền thừakế của các chủ thể, trong đó cho phép cả những đứa trẻ đã thành thai trước thờiđiểm mở thừa kế nhưng sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyềnthừa kế tài sản. Tuy nhiên, quy định này phát sinh vấn đề trong việc xác địnhtrường hợp nào được coi là sinh ra và còn sống? Đứa trẻ ra đời có thể chỉ sốngđược trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên, khoảng thời gian đó là baonhiêu phút, bao nhiêu giờ hay bao nhiêu ngày… sau đó không may, đứa trẻ lại quađời. Vậy việc xác định khi nào đứa trẻ đó được coi là người thừa kế có ảnhhưởng rất lớn đối với kỷ phần thừa kế của những người khác. Pháp luật thừa kếhiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên có nhiều cách hiểu khác nhautrong quá trình áp dụng.

Theo đó, nên vận dụng quy định của khoản3 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó: “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trởlên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới haimươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻcó yêu cầu.” Các nhà làm luật nên vận dụng quy định này để xác định khoảng thờigian được coi là sinh ra và còn sống của đứa trẻ (24 giờ). Điều này cũng cầnđược ghi nhận rõ ngay trong BLDS.

1.2. Về từ chối nhận disản

Điều 620 BLDS quy định:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việctừ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với ngườikhác.

2.Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lýdi sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản đểbiết.

3.Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Điều luật trên dành cho người thừa kế một quyền năng quantrọng, đó là quyền từ chối nhận di sản. Về hình thức, việc từ chối phải lậpthành văn bản, phải thông báo cho một số chủ thể có liên quan. Quy định này đặtra một số vấn đề:

Thứ nhất: trong trường hợp ngườithừa kế dù không nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản nhưng vìnhững lý do khác nhau như khoảng cách địa lý, mẫu thuẫn gia đình… mà không muốnnhận di sản, tuy nhiên việc từ chối này chỉ bằng lời nói trực tiếp hoặc thôngqua cuộc ghi âm điện thoại, email… Vậy hình thức từ chối như vậy có được phápluật chấp nhận không? Nếu theo quy định hiện hành thì hình thức từ chối nhận disản trên là không hợp pháp, nhưng khi phân chia di sản thừa kế, những người đónhất quyết không nhận phần thừa kế của mình thì giải quyết như thế nào? Có haiphương án lựa chọn:

- Phương án 1: dùng kỷ phần thừa kế đó tiếp tục chiađều cho những người thừa kế còn lại (cùng hàng thừa kế của người để lại disản).

-Phương án 2: coi đây là một trường hợp từ bỏquyền sở hữu, kỷ phần thừa kế đó là tài sản vô chủ và thuộc về nhà nước.

Do vậy, để phù hợp với thực tiễn phát triển khoa học côngnghệ hiện nay, pháp luật thừa kế cần mở rộng hình thức của việc từ chối nhận disản như chấp nhận các bản ghi âm, ghi hình, và trong trường hợp người từ chốinhất quyết không nhận di sản, cũng không đảm bảo hình thức từ chối quyền thừakế theo quy định của pháp luật thì hợp lý hơn và cũng dễ chấp nhận hơn là lựachọn phương án 1 trong việc xử lý phần di sản thừa kế bị từ chối.

Thứ hai: điều luật quy định ngườitừ chối nhận di sản phải thông báo cho một số người, cơ quan có liên quan. Vậytrong trường hợp người từ chối nhận di sản đã thông báo nhưng không thông báođủ cho những người này (Ví dụ: chỉ thông báo cho những người thừa kế khác,không thông báo cho người quản lý di sản, người được giao nhiệm vụ phân chia disản), sau đó người này lại thay đổi ý kiến, yêu cầu được nhận di sản thừa kếthì có cho phép hay không? Bộ Luật dân sự cũng chưa quy định cụ thể vấn đề này.

Đây là những vấn đề hết sức bức thiết cần sớm được quy địnhcụ thể trong Bộ Luật dân sự 2015.

 

(Còn tiếp)
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK