HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 6 – SỐ 3
Cập nhật : 17:33 - 25/09/2020

Câu hỏi: Phiên giải trình tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4, Điều 72 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, phiên giải trình được tiến hành theo trình tự sau đây:
Bước 1: Chủ tọa nêu nội dung yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình;
Bước 2: thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tham dự nêu yêu cầu giải trình;
Bước 3: người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu;
Bước 4: đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến;
Bước 5: Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình.
Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
Kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân, người được yêu cầu giải trình và cơ quan, tổ chức có liên quan.
 Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

Câu hỏi: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân như thế nào?
Trả lời:
Trong quá trình tiếp công dân, Thường trực Hội đồng nhân dân nhận đơn khiếu nại, tố cáo của công dân để xem xét. Trong trường hợp thấy cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát. Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo bằng hình thức tổ chức Đoàn giám sát hoặc giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
Trong quá trình giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân và phải báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.

Câu hỏi: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và chuẩn bị báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp. 
Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri phải được Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân. 

Câu hỏi: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét báo cáo việc giải quyết kiến nghị của cử tri theo trình tự sau đây:
Bước 1, đại diện Ủy ban nhân dân trình bày báo cáo;
Bước 2, cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;
Bước 3, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
Bước 4, Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận;
Bước 5, Chủ tọa phiên họp kết luận.
 Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ đạo xây dựng báo cáo giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và dự thảo nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình Hội đồng nhân dân cùng cấp. 

Câu hỏi: Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát?
Trả lời:
Thường trực Hội đồng nhân dân , Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã  đều có quyền giám sát, trong quá trình thực hiện, có những nội dung giám sát trùng nhau, vì vậy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã cần chỉ đạo, điều hòa, phối hợp các Ban trong hoạt động giám sát để tránh trùng lấp, chồng chéo. Theo quy định tại Điều 75 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
Một là, xem xét, cho ý kiến về chương trình, nội dung giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân;
Hai là, yêu cầu Ban của Hội đồng nhân dân điều chỉnh kế hoạch giám sát của mình, bảo đảm hoạt động giám sát không bị trùng lặp;
Ba là, phân công Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân;
Bốn là, hằng quý, tổ chức họp với Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân để phối hợp hoạt động giám sát, đánh giá về tình hình và kết quả hoạt động giám sát;
Năm là, tổng hợp kết quả giám sát trình Hội đồng nhân dân.

Tham khảo:
1. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.
2. Nghị quyết 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK