Chính sách đặc thù đối với thành phố Vinh – Nhìn lại hiệu quả sau hơn 10 năm thực hiện
Cập nhật : 17:29 - 25/09/2020

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là một trong 19 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của cả nước. Nhằm tạo điều kiện phát triển xứng tầm, ngày 23/7/2009, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI nhiệm kỳ 2004 – 2011 đã ban hành Nghị quyết số 278/2009/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế – xã hội đối với thành phố Vinh - đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Qua hơn 10 năm thực hiện đã mang lại cho thành phố nhiều đổi mới, bộ mặt đô thị khang trang hơn, tuy nhiên cũng có những bất cập, hạn chế mà chính sách này chưa mang lại kết quả cao như mong đợi.

Kết quả đạt được
Với nhiều cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, kiến trúc, xây dựng; quản lý tài chính, hỗ trợ đầu tư phát triển, tổ chức bộ máy…, Nghị quyết 278 đã mang lại cho thành phố Vinh nhiều kết quả phát triển nổi bật. Công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng được triển khai có định hướng, phù hợp quy định hiện hành, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, cải tạo kiến trúc cảnh quan, hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Thành phố đã ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một số dự án hạ tầng đô thị như Dự án phát triển đô thị Vinh, bao gồm đường 72m từ ngã ba Quán Bàu đến đường tránh Vinh (vốn ODA); Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Quán Bánh – Quán Hành và đường gom dọc tuyến; Dự án Quốc Lộ 46 đoạn tránh Thành phố (Quán Bánh – Nam Giang); Cầu vượt đường sắt tại Quán Bánh, Cửa Nam; Cầu Bến Thủy 2; Dự án mở rộng nâng cấp sân bay Vinh (đã đầu tư hoàn thành nhà ga hành khách);… Đang triển khai Dự án đường trục Vinh – Cửa Lò. Hạ tầng du lịch Núi Quyết, Hạ tầng du lịch Đường ven Sông Lam, Hạ tầng du lịch Nam Sông Vinh... đã được đầu tư cơ bản. 
Thành phố đã tổ chức đầu tư xây dựng và hoàn thành một số dự án sử dụng các nguồn vốn vay ODA trên địa bàn như: Dự án Quản lý nước thải và chất thải rắn; Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thành phố giai đoạn 2; Tiểu dự án Phát triển đô thị Vinh,… , qua đó đã góp phần cải thiện đời sống của người dân, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập úng; tạo điều kiện thu hút hơn nữa khách du lịch, các nhà đầu tư. Từ năm 2009 đến nay, Tỉnh và Thành phố đã cân đối bố trí nguồn vốn để thực hiện các công trình trọng điểm với tổng kinh phí 1.294,8 tỷ đồng. Hàng năm, thành phố Vinh đã sử dụng quỹ đất để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn. 
Công tác thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến rõ rệt, đã và đang có một số nhà đầu tư lớn trong nước tham gia nghiên cứu đầu tư; không gian đô thị từng bước được mở rộng thêm về phía Nam như các khu đô thị sinh thái Handico Vinh Tân, Tecco Vinh Tân; chuyển biến đô thị hoá khá nhanh tại khu vực còn lại như Hưng Đông, Hưng Chính, Nghi Đức, Hưng Lộc...; quỹ nhà ở, dịch vụ thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội. Thành phố đã tăng cường thu hút đầu tư phát triển và khai thác, sử dụng có hiệu quả, hợp lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hình thức đối tác công tư với có 3 dự án BT đã và đang xây dựng (Cầu Cửa Tiền II, đường Lê Mao giai đoạn 2, Trường Tiểu học Hưng Phúc). Việc xây dựng các khung pháp lý về xã hội hóa trong hoạt động tuyên truyền, quảng cáo góp phần tiết kiệm nguồn kinh phí lớn cho ngân sách, ước tính trên địa bàn thành phố Vinh hàng năm các đơn vị quảng cáo đã đóng góp trên 1 tỷ đồng cho hoạt động tuyên truyền các sự kiện chính trị.
Thành phố có 01 Khu công nghiệp (KCN Bắc Vinh), 04 cụm công nghiệp, trong đó KCN Bắc Vinh, CCN Hưng Lộc, CCN Nghi Phú, CCN Đông Vĩnh đã lấp đầy diện tích cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định. Các cơ chế chính sách đối với công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn đã góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân, đồng thời là điều kiện, tài nguyên để phát triển du lịch, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Thành phố. Từ năm 2009 đến 2019 đã thực hiện phục hồi, tu bổ tôn tạo 23 di tích lịch sử văn hóa với tổng kinh phí là: 88.670 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương: 220 triệu đồng, ngân sách Tỉnh: 50 triệu đồng, ngân sách Thành phố và phường xã: 6.300 triệu đồng, nguồn xã hội hóa: 80.100 triệu đồng. Phát huy tốt nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư, tôn tạo, phục hồi di tích, hoàn thành công tác xây dựng, phục hồi 04 di tích: Ngã ba Bến Thủy, đền Trung (Hưng Lộc), đền Yên Duệ (Đông Vĩnh), đền Trần Hưng Đạo (Đội Cung). Tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức của thành phố Vinh cũng được tổ chức theo mô hình mới do Chính phủ quy định đối với đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. 

Bất cập, hạn chế:
Bên cạnh kết quả đoạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết 278, một số nội dung chưa thực hiện được hoặc hiệu quả còn hạn chế như việc lập "Quỹ đầu tư và phát triển đô thị Vinh"; việc ký kết với các cơ sở giáo dục - đào tạo trong và ngoài nước nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức phục vụ cho Thành phố; hợp đồng thêm cán bộ hoặc hợp đồng khoán việc để thực hiện nhiệm vụ được giao; việc quy định một số chế độ, chính sách trợ cấp trong phạm vi ngân sách của Thành phố để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; việc quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các dự án trong khu, cụm công nghiệp của Thành phố từ nguồn ngân sách Thành phố….  
Kiến trúc cảnh quan đô thị chưa tạo được điểm nhấn; hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiếu hoàn chỉnh, chưa đồng bộ; một số khu chức năng, dự án có tính chất trung tâm vùng làm động lực phát triển thành phố chưa được triển khai, hoàn thành như đường Lê Mao kéo dài, kênh thoát 80m từ Kẻ Gai, qua Nghi Phú đến cống Rào Đừng, Trung tâm hội chợ triển lãm khu vực Bắc Trung Bộ; hệ thống kho bãi công cộng, công viên công nghệ thông tin;…. Một số công trình, dự án do vướng quy định về dự án BT nên phải tạm dừng như đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Viết Xuân, Lê Mao kéo dài... Một số di tích lịch sử văn hóa sau khi được phục hồi, tôn tạo chưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách. 
Những tồn tại, hạn chế này là do tình hình kinh tế trong nước và khu vực những năm qua gặp khó khăn, nguồn lực để đầu tư vào thành phố chưa đáp ứng được nhiều, chưa kịp thời rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ theo Nghị quyết 278 chưa liên tục, kịp thời và quyết liệt. Việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy tiến độ thực hiện một số dự án có tính chất trung tâm vùng làm động lực phát triển thành phố; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật … chưa được thực hiện quyết liệt….

Kiến nghị, đề xuất: 
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 278 đã cho thấy bên cạnh kết quả đạt được, còn có những bất cập, hạn chế. Bên cạnh đó, ngày 12/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 827/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù mới, phù hợp trong hỗ trợ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh để sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị quyết 278, trong đó:
Mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm thị xã Cửa Lò và một số xã phụ cận thuộc huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc.
Hỗ trợ thành phố trong công tác đối ngoại, thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa thành phố Vinh với các địa phương nước ngoài, kết nối hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn nhằm mời gọi các nguồn lực đầu tư, hợp tác thương mại, du lịch,… Bảo đảm ưu tiên bố trí vốn đầu tư công hợp lý cho các công trình, dự án trọng điểm, có tính động lực trên địa bàn nhằm tạo bước đột phá cho phát triển Thành phố.
Bổ sung tiêu chí đặc thù phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 cho thành phố Vinh để thực hiện Thông báo số 55-TB/TW ngày 20/4/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 2468/QĐ-TTg ngày 29/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng kinh phí sự nghiệp thị chính cho ngân sách thành phố, đảm bảo mức chi Sự nghiệp kinh tế thị chính để thực hiện công tác vệ sinh môi trường, chống ngập úng, chỉnh trang đô thị. Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất cho ngân sách Thành phố và các phường xã giai đoạn 2021-2025 sau khi đã trừ phần kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng….
Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 278, cần tổ chức đánh giá đầy đủ hiệu quả của chính sách, có các giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Vinh đạt được mục tiêu như Quyết định 827 của Thủ tướng Chính phủ trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK