CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT TRONG NỘI BỘ NỀN HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Cập nhật : 17:28 - 25/09/2020

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn một số điểm còn tồn tại, hạn chế, đặt ra rất nhiều yêu cầu, đòi hỏi phải nâng cao công tác giám sát trong nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bài viết này sẽ kiến nghị một số giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu quả việc giám sát trong nội bộ nền hành chính đối đội ngũ cán bộ, công chức trong tình hình thực tiễn hiện nay.

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương đã tích cực thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước theo chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng. Thông qua việc giám sát trong nội bộ nền hành chính đã đạt được những thành tựu như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, đúng thẩm quyền theo tinh thần cải cách hành chính theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm các đầu mối; công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng có kết quả hơn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn một số điểm còn hạn chế, về chủ trương tinh giảm biên chế, tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính nhà nước tuy có giảm đầu mối tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện, nhưng cơ cấu tổ chức bên trong một số cơ quan Ủy ban nhân dân và sở, ban, ngành chưa thực sự tinh gọn. Ở Việt Nam: “Nếu một sinh viên tốt nghiệp đại học phải "chật vật" mới thi đỗ công chức, viên chức, nhưng khi được nhận vào làm, họ sẽ chỉ nhận được đồng lương quá eo hẹp, nhất là đối với bộ phận lao động ký hợp đồng. Nếu được xếp công chức loại A1, hệ số lương sẽ là 2,34. Sau khi trừ các khoản bảo hiểm, công chức đó chỉ nhận được chưa đến ba triệu đồng/tháng. Sau ba năm được tăng lương, hệ số nâng thêm 0,33, tương ứng khoảng hơn 400.000 đồng. Có một thực trạng là những người làm việc trong các đơn vị hành chính nhà nước có mức lương thấp hơn những người làm tại các doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng này dẫn tới việc nhiều cơ quan nhà nước không giữ chân được người giỏi. Những người chấp nhận ở lại thường là để "giữ suất", "đi làm cho vui" hoặc làm theo kiểu "chân trong, chân ngoài" mà không thật sự đam mê, cống hiến, tận tụy trong công việc”. (Khi đồng lương công chức thấp, https://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/35384402-khi-dong-luong-cong-chuc-thap.html)

Hoạt động giám sát nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước trong thực tế vẫn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao; giám sát chủ yếu mới được thể hiện qua các khâu phát hiện, nêu ý kiến tại các kỳ họp, phiên họp của các hành chính nhà nước, chưa có những phương thức giám sát đúng nghĩa, chưa có giải pháp cụ thể sau quá trình hậu giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước.

 Các cơ quan hành chính nhà nước chưa tiến hành giám sát thường xuyên, giám sát theo chuyên đề, giám sát đột xuất đối với các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Thực tế vẫn còn tồn tại các vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước, tuy nhiên, việc phát hiện ra các sai phạm trong cơ quan hành chính nhà nước thông qua kênh giám sát nội bộ còn khiên tốn, nhiều sai phạm  được  phát hiện ra do sự giám sát của nhân dân hoặc thông tin báo chí.

Do đó, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu quả của việc giám sát trong nội bộ nền hành chính đối đội ngũ cán bộ, công chức, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và ở địa phương theo hướng thực chất, thực quyền, tăng quyền hạn, trách nhiệm cho các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trước khi giám sát, trong quá trình giám sát và sau khi giám sát. 
Thứ hai, phân định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giám sát nội bộ 
Trong quá trình giám sát các cơ quan, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia giám sát nếu các cơ quan hữu quan không xác định được rõ trách nhiệm của mình nên các bên sẽ không tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong giám sát hoặc không thực hiện đúng các yêu cầu đặt ra. Do vậy, trong điều kiện hiện nay, việc phân định trách nhiệm giám sát nội bộ cụ thể giữa cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương là (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ) và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn) là điều vô cùng thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả, hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, đảm bảo tính minh bạch trong quá trình giám sát
Việc giám sát nội bộ nền hành chính nhà nước đối với việc thực thi công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước đảm bảo tính minh bạch trước khi giám sát, trong khi giám sát, sau khi giám sát nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Thực tế, hiện nay các chủ thể giám sát nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước chỉ chú ý đến việc giám sát trước và trong quá trình giám sát nội bộ, và giai đoạn sau khi tiến hành giám sát vẫn còn nhiều lỗ hổng cần tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới.

Trong bối cảnh xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, thực hiện cải cách hành chính nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, cũng đặt ra một số rủi ro, vướng mắc trong việc quản trị nhà nước hiện đại, từ đó, tạo ra những áp lực cho các cơ quan hành chính nhà nước phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề giám sát trong nội bộ nền hành chính nhà nước đối với việc thực thi công vụ của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm hạn chế những sự cố, thiệt hại, đảm bảo cho hệ thống hành pháp thống nhất, đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của Việt Nam hiện nay/./

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề về giám sát hành chính, http://hanam.gov.vn/thanhtra/Pages/Mot-so-van-%C4%91e-ve-giam-sat-hanh-chinh1390132597.aspx
2. TS. Lay G. Wescott, Quản lý tài chính công: Tăng cường hiệu quả điều hành và quản lý nhà nước, UNDP, 2009
3. Khi đồng lương công chức thấp, https://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/35384402-khi-dong-luong-cong-chuc-thap.html

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK