NỘI DUNG GIÁM SÁT TRONG NỘI BỘ NỀN HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC (PHẦN 1)
Cập nhật : 16:23 - 25/09/2020
Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, việc giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu dựa trên những những nội dung cụ thể. Trong Phần 1 của nội dung này, bài viết sẽ đề cập đến vấn đề giám sát nội bộ nền hành chính trong việc thực thi công vụ thông qua người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước và giám sát nội bộ nền hành chính trong hoạt động xây dựng, ban hành các quyết định quy phạm pháp luật và các quyết định cá biệt của các cơ quan hành chính nhà nước.  

Giám sát trong nội bộ trong nền hành chính nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức là việc giám sát việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật và sự phân công, phân cấp của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp trên bảo đảm sự thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của các cơ quan hành chính.

Nội dung giám sát sát trong nội bộ nền hành chính nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay rất rộng. Tuy nhiên, theo từng lĩnh vực hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, việc giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu dựa trên những những nội dung cụ thể như sau:

1. Giám sát nội bộ nền hành chính trong việc thực thi công vụ thông qua người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước
Nội dung của giám sát nội bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước tập trung vào việc giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý các cơ quan hành chính và sự tín nhiệm của người dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Giám sát của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc Sở…) đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm thực hiện vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước trong việc để xảy ra các vi phạm pháp luật đối với công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc để xảy ra các vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Giám sát nội bộ nền hành chính trong hoạt động xây dựng, ban hành các quyết định quy phạm pháp luật và các quyết định cá biệt của các cơ quan hành chính nhà nước
Việc xây dựng hệ thống các văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền được thể hiện dưới dạng quyết định quy phạm pháp luật hành chính và quyết định cá biệt nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Quyết định quy phạm pháp luật
Các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có quyền giám sát, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lý của các văn bản theo quy định của pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở cấp dưới. Theo Điều 28, Luật Tổ chức chính phủ năm 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ: “8. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên”.  Theo Điều 36, Luật Tổ chức Chính phủ về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong mối quan hệ với chính quyền địa phương: “2. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định”… Các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp trên trong hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp dưới có quyền giám sát về quy trình, kỹ thuật và tính khả thi trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. 

Quyết định cá biệt
Giám sát theo thẩm quyền như Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành các quyết định hành chính cá biệt, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền ban hành quyết định cá biệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành các quyết định cá biệt, Giám đốc Sở có quyền ban hành các văn bản cá biệt… Chính vì vậy, việc thực hiện giám sát trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước về việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt theo đúng thẩm quyền, không được vượt quá thẩm quyền, giám sát về trình tự, thủ tục và hình thức ban hành các quyết định cá biệt có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không? Quyết định hành chính cá biệt: “Vấn đề đặt ra là quyết định hành chính cá biệt do cơ quan hành chính nhà nước ban hành có số lượng rất lớn, phát sinh hàng ngày, vậy các cơ quan có thẩm quyền có thể theo dõi, kiểm tra đánh giá toàn bộ hay chỉ kiểm tra, đánh giá khi có phát sinh khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị hoặc nghi ngờ có dấu hiệu sai phạm”  . Các cơ quan hành chính nhà nước phải thực thi việc giám sát trong nội bộ đối với các quyết định hành chính cá biệt, trong đó có tính cả yếu tố khả thi và hiệu quả của các quyết định hành chính cá biệt do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành.

(còn tiếp)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006
2. Một số vấn đề về giám sát hành chính, http://hanam.gov.vn/thanhtra/Pages/Mot-so-van-%C4%91e-ve-giam-sat-hanh-chinh1390132597.aspx
3. TS. Lay G. Wescott, Quản lý tài chính công: Tăng cường hiệu quả điều hành và quản lý nhà nước, UNDP, 2009

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK