MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LỚN TRONG DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ LUẬT VIÊN CHỨC – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP (Phần 2)
Cập nhật : 15:52 - 25/09/2020
II. Vấn đề chính sách 2: Đổi mới công tác tuyển dụng công chức, thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; giao Chính phủ thực hiện thí điểm chế độ công chức hợp đồng, quản lý trong bộ máy công vụ để thực hiện công việc cụ thể.

1. Căn cứ
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: “Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực.”.

2. Vấn đề bất cập
Trong những năm qua, việc tuyển dụng công chức về làm việc tại các cơ quan nhà nước chủ yếu thông qua thi tuyển theo điều kiện, tiêu chuẩn chung của pháp luật, có kết hợp với quy định đặc thù của mỗi cơ quan; có một số ít trường hợp được tuyển dụng thông qua xét tuyển. 
Việc tuyển dụng công chức (theo Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức) và tuyển dụng viên chức (theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức) đã thể hiện được tinh thần của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về việc đổi mới từ cơ chế tuyển dụng theo phương thức truyền thống (thi tập trung, cùng chung nội dung, hình thức thi) sang cơ chế tuyển dụng theo tiêu chuẩn chức danh gắn với vị trí việc làm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, phòng chống tiêu cực và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình tổ chức tuyển dụng của các bộ, ngành, địa phương, việc nghiên cứu, đổi mới phương thức tổ chức tuyển dụng để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và thực tài trong tuyển dụng công chức, viên chức là cần thiết.
Tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29-11-2018, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung 19 nội dung của Nghị định 24/2010/NĐ-CP; 20 nội dung của Nghị định 29/2012/NĐ-CP và 5 nội dung của Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Với những nội dung được sửa đổi, bổ sung về tuyển dụng công chức, viên chức; về nâng ngạch công chức; về phân cấp trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là tiền đề để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010, bảo đảm đồng bộ, liên thông giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về công tác cán bộ.
Thực hiện quy định của Luật Luật Cán bộ, công chức năm 2008, các quy định về thẩm quyền, nội dung, hình thức các môn thi trong kỳ thi tuyển công chức đã được đổi mới, quy định phù hợp với nguyên tắc tổ chức tuyển dụng theo vị trí việc làm, chú trọng về kỹ năng, nghiệp vụ thực tế của công việc. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tuyển dụng còn một số bất cập, cụ thể như sau:
- Một số Bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung mới trong tuyển dụng quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Ví dụ như việc tổ chức thi môn chuyên môn nghiệp vụ trong thi tuyển công chức gặp nhiều khó khăn do lĩnh vực chuyên ngành quá rộng nên việc xây dựng các bộ câu hỏi thi còn lúng túng; có trường hợp các bộ, ngành, địa phương thi cùng một chuyên ngành nhưng bộ câu hỏi thi môn nghiệp vụ chuyên ngành lại không giống nhau, đáp án khác nhau. Đây là một thực tế khi Luật Cán bộ, công chức chuyển đổi cơ chế tuyển dụng công chức theo phương thức truyền thống (thi tập trung, cùng nội dung, hình thức thi) sang cơ chế tuyển dụng công chức theo tiêu chuẩn chức danh gắn với vị trí việc làm. 
- Việc quy định các môn thi tuyển đã bảo đảm việc kiểm tra tương đối toàn diện kiến thức, hiểu biết và năng lực của người dự thi. Tuy nhiên, với cơ cấu môn thi, hình thức thi thống nhất, đồng đều áp dụng cho tất cả các lĩnh vực khác nhau nên thực tế đã không kiểm tra được các kỹ năng mềm của người dự tuyển. Trong điều kiện hiện nay,yêu cầu đối với công chức không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có năng lực, kỹ năng của hoạt động công vụ (kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng giải quyết công việc, làm việc theo nhóm...).
- Cơ sở để thực hiện xét tuyển công chức là kết quả học tập, điểm tốt nghiệp nhưng hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo về cách tính kết quả học tập (có nơi đào tạo theo tín chỉ, có nơi không), đào tạo ở nước ngoài không tính điểm như đào tạo trong nước... Sự không thống nhất đó dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xét tuyển viên chức hiện nay.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tuyển dụng công chức vẫn còn có những sai phạm tại một số Bộ, ngành, địa phương, gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian vừa qua, chẳng hạn như mặc dù đã có quy định không phân biệt văn bằng và loại hình đào tạo trong tuyển dụng công chức nhưng một số địa phương vẫn không nghiêm túc chấp hành.

3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung
Đề xuất sửa đổi điều 39, Luật Cán bộ, công chức như sau:
 “Điều 39. Tuyển dụng công chức
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
…..
2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này”.
(Còn tiếp)

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK