CƠ CHẾ TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA TRƯỚC YÊU CẦU THU HÚT NHÂN TÀI, NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CAO TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ (phần 1)
Cập nhật : 14:39 - 27/08/2020
1. Khái quát thực trạng tuyển dụng công chức nói chung và áp dụng cơ chế, chính sách nhằm tuyển dụng, sử dụng nhân tài, người có trình độ cao trong hoạt động công vụ   
1.1. Thực trạng việc tuyển dụng công chức nói chung và áp dụng cơ chế, chính sách nhằm tuyển dụng, sử dụng nhân tài, người có trình độ cao trong  hoạt động công vụ 
Để đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động công vụ ngày càng tăng của các cơ quan nhà nước, thì trong những năm qua, các cơ quan nhà nước đã tiến hành tuyển dụng công chức để bổ sung cho bộ máy. Việc tuyển dụng có thể thông qua việc thi tuyển, xét tuyển hoặc điều chuyển từ các cơ quan  khác, địa phương về làm việc tại cơ quan mình. Số lượng người được tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan nhà nước luôn được chú trọng nâng cao chất lượng và không ngừng được tăng lên, đến nay có thể nhận thấy số lượng công chức trong hầu hết các cơ quan nhà nước tăng lên nhiều lần so với thời kỳ sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. 
Trong những năm qua, việc tuyển dụng công chức về làm việc tại các cơ quan nhà nước chủ yếu thông qua thi tuyển theo điều kiện, tiêu chuẩn chung của pháp luật, có kết hợp với quy định đặc thù của mỗi cơ quan; có một số ít trường hợp được tuyển dụng thông qua xét tuyển. 
Điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển công chức là: có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;  từ 22 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên môn đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển và có Chứng chỉ ngoại ngữ, Chứng chỉ tin học trình độ A trở lên, …
Đối với người dự tuyển là Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, v v  …. thì còn được ưu tiên cộng thêm từ 3 đến 1 điểm tùy theo đối tượng cụ thể. 
Như vậy có thể nhận thấy rằng, không có quy định về ưu tiên đối với những người dự tuyển là nhân tài, người có trình độ cao. 
Tuy nhiên, trên thực tiễn có một số cơ quan nhà nước cũng đã vận dụng để tuyển dụng công chức là tiến sỹ, thạc sỹ hoặc người đang công tác ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác muốn xin chuyển về làm việc tại cơ quann mình, nếu họ là nhà khoa học, có trình độ cao, năng lực công tác tốt thì cũng đã được cấp có thẩm quyền ưu tiên tiếp nhận họ về làm việc.

1.2. Về chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức nói chung và áp dụng chính sách đối với nhân tài, người có trình độ cao trong hoạt động công vụ nói riêng     
Theo quy định hiện hành, thì các công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định chung của Nhà nước; chưa áp dụng chế độ, chính sách ưu đãi riêng cho những người tài, người có trình độ cao, có năng lực công tác tốt. Trường hợp công chức có những sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, thì cũng chỉ được khen thưởng và hưởng chế độ, phụ cấp theo quy định chung, v v …. Chính những quy định này đã làm cho công chức không có động lực phấn đấu, nâng cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, công việc và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà có những người tài, người có trình độ cao, nhà khoa học, trí thức trẻ tài năng không muốn về công tác tại các cơ quan nhà nước.           
Trong thực tiễn đã có nhiều cơ quan nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã mời các chuyên gia, nhà khoa học, người có trình độ cao tham gia. Tuy nhiên, việc giải quyết chế độ, chính sách cho các chuyên gia, nhà khoa học, người có trình độ cao này chỉ  được áp dụng theo quy định chung, không có chế độ, chính sách đặc thù mặc dù các ý kiến nghiên cứu, phát biểu đóng góp của họ có chất lượng, hiệu quả thực sự cho công việc. Họ chỉ nhận được thù lao, bồi dưỡng như các trường hợp khác cùng tham dự. Từ các chế độ, chính sách chung như vậy, không có cơ chế, chính sách đặc thù cho các chuyên gia, nhà khoa học, người có trình độ cao nên không động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia các hoạt động công vụ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu khắc phục để thu hút những nhân tài, người có trình độ cao tham gia các hoạt động công vụ, tham mưu, phục vụ các cơ quan nhà nước.

Tài liệu tham khảo:
- Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ  sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Luật cán bộ, công chức năm 2008.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK